TRÚC TƠ HỎI ĐẾN NGHỀ CHƠI MỌI NGÀY
(1778)
Trúc
tơ: tức “quản huyền” 管弦 cũng được viết là 筦弦. “Quản” là loại nhạc khí bằng trúc và “huyền” là loại
nhạc khí bằng dây, cũng có lúc dịch là “sáo đàn”. “Quản huyền” thường dùng để phiếm chỉ nhạc
khí, và cũng dùng để chỉ âm nhạc, xuất xứ từ Hoài Nam Tử - Nguyên đạo huấn 淮南子 - 原道训:
Phù kiến chung cổ, liệt quản huyền
夫建钟鼓, 列管弦
(Sắp đặt chuông trống, bài trí sáo đàn)
Trong Tì bà hành 琵琶行 của
Bạch Cư Dị 白居易 đời
Đường có câu:
Tầm Dương giang đầu dạ tống khách
Phong diệp địch hoa thu sắt sắt
Chủ nhân há mã khách tại thuyền
Cử tửu dục ẩm vô quản huyền
浔阳江头夜送客
枫叶荻花秋瑟瑟
主人下马客在船
举酒欲饮无管弦
(Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách
Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu
Người xuống ngựa khách dừng chèo
Chén quỳnh mong cạn nhớ chiều trúc ti)
(Bản dịch của Phan Huy Thực)
Trong Xuân nhật lữ bạc Quế Châu 春日旅泊桂州của Trương Bí 张泌
đời Đường:
Khê biên vật sắc nghi đồ hoạ
Lâm bạn oanh thanh tự quản huyền
溪边物色宜图画
林伴莺声似管弦
(Bên khe cảnh sắc đẹp như tranh vẽ
Trong rừng tiếng oanh hót nghe tựa tiếng sáo tiếng
đàn)
https://baike.baidu.com/item/%E7%AE%A1%E5%BC%A6
Phải đêm êm ả chiều trời
Trúc tơ hỏi đến nghề chơi mọi ngày
(“Truyện
Kiều” 1777 – 1778)
Lệnh cờ nổi trống, lên đường
Trúc tơ nổi trước, đào vàng kéo sau
(“Truyện
Kiều” 2267 – 2268)
Trúc tơ: Theo phép chuyển nghĩa, tức là sáo và đàn, tức âm nhạc;
cũng nói trúc ti.
(Đào Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội, Hà Nội – 1989)
Xét: Trong “Kim Vân Kiều” (Đoạn trường
tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích, câu 1777 là:
CÓ KHI êm ả chiều trời
Và hai câu 2267 – 2268 là:
DỰNG cờ nổi trống lên ĐÀNG
Trúc tơ CHẠY trước, KIỆU vàng kéo sau
(Sài Gòn: nxb Sống Mới, 1960)
Trong “Tư liệu Truyện
Kiều - Bản Duy Minh Thị 1872” do GS Nguyễn
Tài Cẩn phiên Nôm, câu 2267 là:
DỰNG cờ nổi trống lên đường
(Nxb Đại học quốc gia Hà
Nội, 2002)
Và trong “Từ điển Truyện Kiều” bản in năm 2000, câu
2267 đã phiên âm lại là:
DỰNG cờ nổi trống lên đường
Huỳnh Chương Hưng
Quy
Nhơn 02/10/2020