Dịch thuật: Tần Thuỷ Hoàng sáng lập chế độ (kì 3)

 

TẦN THUỶ HOÀNG SÁNG LẬP CHẾ ĐỘ

(kì 3)

          Căn cứ quy hoạch, toàn quốc chia làm 36 quận (sau tăng lên đến 40 quận). Mỗi quận đặt một Quận thú 郡守, chuyên quản sự vụ hành chính toàn quận, còn đặt Quận uý 郡尉 chủ quản quân sự, Quận giám 郡监 chủ quản sự vụ giám sát. Dưới quận chia làm một số huyện, huyện lớn đặt Huyện lệnh 县令, huyện nhỏ đặt Huyện trưởng 县长, nắm giữ chính vụ toàn huyện; còn đặt Huyện uý 县尉chủ quản quân sự, Huyện thừa 县丞chủ quản tư pháp. Việc điều động bổ nhiệm hoặc bãi miến quan viên từ huyện trở lên, nhất luật do Tần Thuỷ Hoàng nắm giữ, đồng thời không thể thế tập.

          Triều đình áp dụng biện pháp khảo hạch, tiến hành quản lí quan viên quận huyện. Mỗi năm vào cuối năm, quan địa phương phải phái người đến triều đình báo cáo tình hình thu nhập thuế phú. Nếu triều đình cho rằng thành tích của địa phương không tốt, sẽ thu hồi ấn chương bãi chức quan, nếu tốt sẽ được khen thưởng thăng cấp.

          Tổ chức địa phương dưới huyện cũng rất nghiêm mật, đặt ra các đơn vị cơ sở như hương, đình, lí. Hương có tam lão 三老, sắc phu 啬夫, du kiếu 游徼, lần lượt chủ quản lễ giáo, hình sự và phú thuế dao dịch, trị an; Đình trưởng 亭长nắm giữ dân sự; lí có tiểu lại là Lí chính 里正, Giám chính 监正, phụ trách việc trị an. Bất luận là huyện thành hay hương lí, đều có biên chế ngũ , thập . Mỗi 5 nhà là 1 ngũ, 10 nhà là 1 thập. Ngũ có Ngũ trưởng 伍长, thập có Thập trưởng 什长. Một nhà phạm tội mà hàng xóm không cáo phát, thập, ngũ sẽ bị liên luỵ đồng tội. Như vậy, từ trung ương đến địa phương, hình thành một mạng lưới trị an phong kiến, đối với quan lại các cấp và bách tính hạ tầng, đều có thể khồng chế. Khi tiến hành cải cách thể chế chính trị trung ương và địa phương, Tần Thuỷ Hoàng còn sáng lập những chế độ khác có lợi cho việc thống nhất quốc gia.

          Thời Chiến Quốc, bách tính bao gồm địa chủ và nông dân trong đó, đều xưng là “dân”. Sau khi Tần Thuỷ Hoàng xưng đế, đã ban bố pháp lệnh “canh danh dân viết kiềm thủ” 更名民曰黔首 (đổi gọi dân là kiềm thủ), cũng tức là đem “dân” trước đây ở vào địa vị bị thống trị, đổi gọi là “kiềm thủ” 黔首. “Kiềm” là sắc đen, mà nước Tần lại cho sắc đen là quý. “Canh danh dân viết kiềm thủ” hàm ý đề cao địa vị chính trị của “dân”. Nó đánh dấu một giai cấp địa chủ mới nổi dậy, địa vị chính trị đã nâng cao tại triều Tần thể chế phong kiến. Năm 216 trước công nguyên, Tần Thuỷ Hoàng lại hạ lệnh “sử kiềm thủ tự thực điền” 使黔首自实田, cũng chính là do “kiềm thủ” tự báo số mẫu ruộng sở hữu, quốc gia sẽ thừa nhận họ có quyền đối với đất đai đó. Như vậy, đã tiến một bước phế trừ chế độ sở hữu đất đai của chế độ nô lệ, xác định chế độ sở hữu của địa chủ và nông dân tự canh.

          Sớm vào thời Tây Chu đã xây dựng tu sửa nhiều đường sá, đến thời Xuân Thu Chiến Quốc, theo sự phát triển kinh tế xã hội, việc xây dựng tu sửa đường sá càng nhiều. Nhưng do bởi nạn cát cứ và chiến tranh trường kì, đường sá bị phá hoại không ít, quy cách xây dựng các nơi cũng khác nhau. Sau khi Tần Thuỷ Hoàng xưng đế, lập tức mệnh lệnh huỷ bỏ những quan ải, đê phòng, thành luỹ ảnh hưởng giao thông, xây dựng đường lớn – trì đạo 驰道, lấy đô thành Hàm Dương 咸阳 làm trung tâm toả đi bốn hướng.

          Căn cứ sử sách ghi chép, trong những trì đạo này, lớn nhất có 2 tuyến: một tuyến từ phía Hàm Dương đến Sơn Đông 山东hiện nay; một tuyến từ phía nam Hàm Dương đến An Huy 安徽, Giang Tô 江苏hiện nay. Theo truyền thuyết, loại trì đạo này nhất luật rộng 50 bộ, hai bên cứ mỗi cách 3 trượng là trồng cây tùng. Do bởi niên đại quá lâu, trì đạo xây dựng thống nhất thời Tần Thuỷ Hoàng, đến nay đã bị hư hại. Nhưng, hiện nay trong khu vực khu tự trị Nội Mông, hãy còn tàn lưu 2 di di tích, khiến chúng ta thấy được diện mục đại thể của nó. Sự thống nhất trì đạo, khiến các quận huyện trong toàn quốc thông được bốn phương tám hướng, cục diện cát cứ được thay đổi. Đồng thời với đó, văn tự, hoá tệ, đo lường, xa quỹ cùng pháp luật cũng được thống nhất.

          Để ca tụng bản thân đã hoàn thành sự nghiệp to lớn thống nhất Trung Quốc, Tần Thuỷ Hoàng từng 5 lần xuất tuần các quận huyện, đồng thời khắc thạch ghi công khắp nơi. Năm 219 trước công nguyên, ông đi tuần về phía đông đến Lang Da sơn 琅邪山 (nay là phía nam huyện Giao Nam 胶南 đông bộ tỉnh Quảng Đông 广东) tại nơi đó kiến tạo Lang Da đài 琅邪台 và bia đá. Đáng tiếc là tụng từ khắc trên bia đá đã tàn khuyết.

          Những chế độ mà Tần Thuỷ Hoàng sáng lập và những biện pháp áp dụng để thống nhất Trung Quốc là phù hợp với trào lưu lịch sử. Nhưng, cũng có một số người tỏ ra bất mãn đối với một số sáng tạo nào đó của ông, từ đó dẫn đến sự kiện “phần thư khanh nho” 焚书坑儒 nổi tiếng trong lịch sử .... (còn tiếp)

                                                             Huỳnh Chương Hưng

                                                             Quy Nhơn 02/10/2020

Nguyên tác Trung văn

TẦN THUỶ HOÀNG SÁNG CHẾ

秦始皇创制

Trong quyển

VĂN HOÁ NGŨ THIÊN NIÊN

Biên soạn: Vũ Nhân 羽人

Thiếu niên nhi đồng xuất bản xã (không rõ năm xuất bản)

Previous Post Next Post