Dịch thuật: Suy lòng trắc Dĩ, đau lòng chung thiên (1832) ("Truyện Kiều")

SUY LÒNG TRẮC DĨ, ĐAU LÒNG CHUNG THIÊN (1832)

          Trắc Dĩ: ví con nhớ đến mẹ, điển xuất từ Thi – Nguỵ phong – Trắc Hộ - 魏風 - 陟岵

Trắc bỉ khỉ hề

Chiêm vọng mẫu hề

陟彼屺兮

瞻望母兮

(Trèo lên núi Khỉ kia

Trông ngóng mẹ ta)

          Khỉ là núi không có cây cỏ. 

Sinh rằng: “Hiếu phục vừa xong

Suy lòng trắc Dĩ, đau lòng chung thiên”

(“Truyện Kiều” 1831 – 1832)

Trắc Dĩ: Chỉ lòng nhớ mẹ, do chữ Kinh Thi: “Trắc bỉ Dĩ hề, Chiêm vọng mẫu hề”, nghĩa là: Trèo lên núi Dĩ kia. Trông ngóng mẹ.

(Đào Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội, Hà Nội – 1989)

Trong “Kim Vân Kiều” (Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích, ghi rằng:

          Thi: Trắc bỉ dĩ hề, chiêm vọng mẫu hề.

          : 陟彼屺兮, 瞻望母兮

          (Kinh Thi: Lên núi Dĩ kia, trông nom mẹ vậy)

Xét: Chữ , trong Khang Hi tự điển 康熙字典ghi rằng:

          Quảng vận 廣韻, Chính vận 正韻 phiên thiết là 虛里 (khư lí); Tập vận 集韻, Vận hội 韻會phiên thiết là 口己 (khẩu kỉ), đều có âm là (khỉ). Trong Thuyết văn 說文 giải thích là núi không có cây cỏ. Như vậy chữ đúng ra phải đọc là “KHỈ”.

                                                                     Huỳnh Chương Hưng

                                                                     Quy Nhơn 07/10/2020

Previous Post Next Post