NÀNG RẰNG: CHIẾC BÁCH SÓNG ĐÀO (1957)
Chiếc
bách: Chiếc thuyền bằng gỗ bách.
Sóng
đào: Sóng lớn.
Trong Thi – Bội phong – Bách chu 詩 - 邶風 - 柏舟 có 5
chương, mỗi chương 5 câu, hai câu đầu ở
chương 1 là:
Phiếm bỉ bách chu
Diệc phiếm kì lưu
泛彼柏舟
亦泛其流
(Chiếc thuyền gỗ bách kia
Đang trôi lênh đênh trên sóng nước)
Nàng rằng: chiếc bách sóng đào
Nổi chìm cũng mặc lúc nào rủi may
(“Truyện
Kiều” 1957 – 1958)
Chẳng hơn chiếc bách giữa dòng
E dè sóng gió, hãi hùng có hoa
(“Truyện
Kiều” 2485 – 2486)
Chiếc bách giữa dòng: Chiếc thuyền mỏng mảnh ở giữa dòng nước, chỉ người
con gái cô độc giữa cuộc đời bất trắc.
Sóng đào: Đào chữ Hán nghĩa là sóng lớn. Sóng đào là sóng lớn.
(Đào
Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội, Hà Nội – 1989)
Trong “Kim Vân
Kiều” (Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích, ghi rằng:
Thi
Bội phong: Phiếm bí bách chu, diệc phiếm kỳ lưu.
詩邶風: 泛彼柏舟, 亦泛其流.
(Thơ Bội phong kinh Thi: Lênh đênh
thuyền bách giữa giòng lênh đênh)
(Sài Gòn: nxb Sống Mới, 1960)
Xét: Bài “Phiếm bỉ bách chu” 泛彼柏舟, Lữ Khôn 吕坤triều Minh trong Khuê
phạm 闺范đã giải thích rằng: Vệ thái tử Cộng Bá 共伯 chết sớm, vợ là
Cộng Khương共姜 thủ
tiết, phụ mẫu muốn bắt nàng gả cho người khác, Cộng Khương làm ra bài thơ này tự
thề, đã cùng với Cộng Bá kết giao từ lúc nhỏ, tức phối ngẫu của nàng, từ giờ
cho đến lúc chết, thề không có chí khác. Ý chí kiên trinh của Cộng Khương khiến
phụ mẫu không thể cưỡng ép.
https://baike.baidu.com/item/%E6%B3%9B%E5%BD%BC%E6%9F%8F%E8%88%9F
Tạ Quang Phát trong Kinh Thi thì cho rằng, Bách
chu: tình cảnh người vợ cả bị bỏ rơi.
Theo ý riêng, Nguyễn Du khi viết câu 1957 và 2485 đã
liên tưởng đến từ “bách chu” trong Kinh
Thi. Câu 1957 “chiếc bách sóng đào” chiếc thuyền trên sóng lớn, ý nói ở vào
cảnh hiểm nguy; còn câu 2485 “chiếc bách giữa dòng” ý nói con thuyền theo dòng
nước trôi vô định.
Bản “Kim Vân Kiều”
(Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích, câu 2486 là:
E dè sóng gió, hãi hùng NƯỚC SA
Bản “Tư liệu Truyện Kiều - Bản Duy Minh Thị 1872” do GS Nguyễn Tài Cẩn
phiên Nôm, câu 1958 là:
PHÙ TRẦM cũng mặc lúc nào rủi may
(Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2002)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 24/10/2020