MỘT LỜI VÂNG TẠC ĐÁ VÀNG THUỶ CHUNG
(352)
Đá
vàng: đá tức thạch 石, vàng tức kim 金.
Đá vàng tức “kim thạch” 金石 ví sự vật vững chắc, kiên cường; tâm chí kiên định, trung
trinh.
Trong Tuân Tử - Khuyến học 荀子 - 劝学 có câu:
Khế nhi xả chi, hủ mộc bất chiết; khế
nhi bất xả, kim thạch khả lâu
锲而舍之, 朽木不折; 锲而不舍, 金石可镂
(Chạm khắc vài nhát rồi dừng lại thì có là gỗ mục cũng không thành; chạm khắc không ngừng thì là vàng đá cũng thành công)
Đã lòng quân tử đa mang
Một lời vâng tạc đá vàng thuỷ chung
(“Truyện
Kiều” 351 – 352)
Mây mưa đánh đổ đá vàng
Quá chiều, nên đã chán chường yến anh
(“Truyện
Kiều” 513 – 514)
Cũng là lỡ một lầm hai
Đá vàng sao nỡ ép nài mây mưa
(“Truyện
Kiều” 1007 – 1008)
Sớm đào tối mận lân la
Trước còn trăng gió, sau ra đá vàng
(“Truyện
Kiều” 1289 – 1290)
Đã gần chi có điều xa
Đá vàng đã quyết, phong ba cũng liều
(“Truyện
Kiều” 1365 – 1366)
Đá vàng: Như Vàng đá. Chữ Hán là kim thạch chỉ cái chuông hay
vạc bằng đồng và cái bia bằng đá để ghi công trạng để lại đời sau. Kim là kim
loại nói chung, cũng có nghĩa là vàng, cho nên người ta hay dùng chữ đá vàng
hay vàng đá để biểu thị lòng trung thành.
(Đào
Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội, Hà Nội – 1989)
Trong “Kim Vân
Kiều” (Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích, ghi rằng:
Đường
thi: Duy hữu đồng tâm nhân, khả đương kim thạch luận.
唐詩:
惟有同心人可當金石論
(Thơ Đường: Duy có người cùng bụng, mới
nên bàn chuyện như vàng đá)
(Sài Gòn: nxb Sống Mới, 1960)
Xét: Bản “Kim Vân Kiều”do Bùi
Khánh Diễn chú thích, câu 1008 là:
Đá vàng CHI nỡ ép nài mây mưa
Bản “Tư liệu Truyện Kiều - Bản Duy Minh Thị 1872” do GS Nguyễn Tài Cẩn
phiên Nôm, câu 1366 là:
Đá vàng CŨNG quyết phong ba cũng liều
(Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2002)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 22/10/2020