Dịch thuật: Khái quát về lễ nghi (tiếp theo)

 

KHÁI QUÁT VỀ LỄ NGHI

(tiếp theo) 

          Thứ 5: Cho rằng lễ chính là lí. Kẻ thống trị dùng lễ để trị lí quốc gia, đương nhiên đầu tiên cần cường điệu tính hợp lí của lễ. Trong Lễ kí – Trọng Ni yến cư 礼记 - 仲尼燕居 có ghi:

          Tử viết: ‘Lễ dã giả, lí dã. Nhạc dã giả, tiết dã. Quân tử vô lí bất động, vô tiết bất tác’.

          子曰:礼也者, 理也. 乐也者, 节也. 君子无理不动, 无节不作.

          (Khổng Tử bảo rằng: ‘Lễ là đạo lí. Nhạc là tiết chế. Quân tử với những việc không có đạo lí thì không làm, không có tiết chế thì không làm’.)

          Sớ rằng:

          Lí, vị đạo lí, ngôn lễ giả sử vạn sự hợp vu đạo lí dã.

          , 谓道理, 言礼者使万事合于道理也.

          (Lí là đạo lí, ý nói lễ khiến cho muôn việc hợp với đạo lí)

          Trong Quảng vận 广韵 có ghi:

          Lễ, thể dã, đắc kì sự thể dã.

          , 体也, 得其事体也.

          (Lễ là thể, thông qua lí của vật, thực hành theo lễ thì có thể biết được đại thể của vật)

Ý nói là đạo lí, là phép tắc thiên kinh địa nghĩa.

          Thứ 6: Cho rằng lễ là sự tôn kính và lễ mạo đối với người. Trong Lễ kí – Nguyệt lệnh 礼记 - 月令có ghi:

          Miễn chư hầu, sính danh sĩ, lễ hiền giả.

          勉诸侯, 聘名士, 礼贤者

          (Động viên chư hầu, thăm viếng danh sĩ, lễ kính người hiền)

          Trong Lã Thị Xuân Thu – Thận đại lãm – Hạ hiền 吕氏春秋 - 慎大览 - 下贤:

          Cố hiền chủ chi súc nhân dã, bất khẳng thụ thực giả kì lễ chi (3).

          故贤主之畜人也, 不肯受实者其礼之(3)

          (Cho nên bậc hiền minh quân chủ đối đãi người, với những người không chịu tiếp nhận quan chức bổng lộc thì lấy lễ để đối đãi)

          Thứ 7: Lễ vật. Trong Lễ kí – Biểu kí 礼记 - 表记 có câu:

          Tử viết: ‘Vô từ bất tương tiếp dã, vô lễ bất tương kiến dã, dục dân tử vô tương tiết (4) dã’.

          子曰: ‘无辞不相接也, 无礼不相见也, 欲民子无相亵 (4) .

          (Khổng Tử bảo rằng: ‘Không có ngôn từ thì không cùng tiếp đãi, không có lễ vật thì không cùng tiếp kiến. Quy định như vậy là để không khinh mạn lẫn nhau’.)

          Lễ chuộng có qua có lại, có thể nói là tập quán phong tục từ xưa truyền lại.

          Thứ 8: Chỉ nghi điển, nghi thức biểu thị sự kính trọng hoặc long trọng mà cử hành. Nhìn chung gọi là “ngũ lễ” tức chế định các lễ như cát , hung , quân , tân , gia , là quy phạm hành vi nghi thức có quy mô, quy cách và trình độ nhất định. 

          Lễ thời cổ Trung Quốc, phạm vi liên quan của nó cực kì rộng, như Liễu Trị Trưng 柳治征 có nói:

          Cho nên, gọi là “lễ” thời cổ Trung Quốc, không gì là không có trong đó, cũng không dễ gì dùng từ ngữ để nói rõ định nghĩa của nó.

          Tiếp sau đây chúng ta tìm hiểu một chút về “nghi”.

          Thứ 1: Chỉ pháp độ, chuẩn tắc. Trong Quốc ngữ - Chu ngữ hạ 国语 - 周语下 có câu:

          Sở dĩ tuyên bố triết nhân chi lệnh đức, thị dân quỹ (5) nghi dã.

          所以宣布哲人之令德, 示民轨 (5) 仪也.

          (Dùng để hoằng dương mĩ đức của người hiền, gây dựng khuôn phép cho dân chúng)

          Trong Quản Tử - Hình thế giải 管子 - 形势解 có câu:

          Pháp (6) độ giả, vạn dân chi nghi biểu dã.

          (6) 度者, 万民之仪表也.

          (Pháp độ là nghi biểu của muôn dân)

          Trong Hoài Nam Tử - Tu vụ huấn 淮南子 - 修务训 có câu:

          Thiết nghi lập độ, khả dĩ vi pháp tắc.

          设仪立度, 可以为法则

          (Thiết lập nghi độ, có thể lấy làm phép tắc)

          Và trong Sử kí – Tần Thuỷ Hoàng bản kỉ 史记 - 秦始皇本纪:

          Phổ thi minh pháp kinh vĩ thiên hạ, vĩnh vi nghi tắc.

          普施明法经纬天下,永为仪则

          (Ban hành rộng rãi minh pháp, trị lí thiên hạ, vĩnh viễn làm nghi tắc)

          Thứ 2: Lễ tiết, quy củ. Trong Tấn thư – Tổ Địch truyện 晋书 - 祖逖传 có ghi:

          Địch tính khoát đãng, bất tu nghi kiểm.

          逖性豁荡, 不修仪检

          (Tổ Địch bản tính khoáng đạt phóng đãng, không chịu sự câu thúc của lễ nghi)

          Thứ 3: Nghi thức, nghi điển, nghi lễ. Nghi lễ 仪礼 là một trong “tam lễ”.

          Thứ 4: Dung mạo, cử chỉ. Thi – Đại nhã – Chưng dân - 大雅 - 蒸民 có câu:

Lệnh nghi lệnh sắc

Tiểu tâm dực dực

令仪令色

小心翼翼

(Ngoài mặt thì uy nghi đẹp đẽ

Trong lòng thì cung kính cẩn thận)

          Và trong Lương sử - Chuyên Thừa Tín truyện 梁史 - 椽承信传:

          Thừa Tín thân trường bát xích, mĩ nghi biểu, thiện trì luận, thả đa nghệ năng.

          承信身长八尺, 美仪表, 善持论, 且多艺能.

          (Thừa Tín thân cao 8 xích, nghi biểu tươi đẹp, giỏi chủ trương lập luận, vả lại có nhiều tài nghệ)

          Thứ 5: Lễ vật. Lễ vật tặng ở những nghi thức khác nhau.

Lễ nghi là một hiện tượng văn hoá, hiện tượng văn hoá luôn là sự tổng hợp của nhiều nhân tố văn hoá hỗ tương tác dụng mà sinh ra. Do bởi khởi nguyên của lễ nghi ở chỗ là ngôn ngữ vô thanh của động tác tay, trong thực tiễn nhiều lần hành lễ đã bồi dưỡng tâm lí coi trọng hành động hơn lời nói của người Trung Quốc. Kịch câm có được địa vị nghi lễ Trung Quốc, mà thủ thế ngữ 手势语 lại giúp cho các nhà diễn thuyết có được thành công. Trong Trang Tử - Thiên hạ 庄子 - 天下 khi luận bàn về chỗ mạnh chỗ yếu của bách gia, không cho Huệ Thi là giỏi biện luận, nói rằng, ông ta:

Nhật dĩ kì trí dữ nhân chi biện ..... bất từ nhi ứng, bất lự nhi đối, thiên (biến) vi vạn vật thuyết, thuyết nhi bất hưu, đa nhi vô dĩ, do dĩ vi quả, ích chi dĩ quái ..... thị dĩ dữ chúng bất thích.

          日以其知与人辩 ..... 不辞而应, 不虑而对, () 为万物说, 说而不休, 多而无已, 犹以为寡, 益之以怪 ..... 是以与众不适.

          (Hằng ngày dựa vào trí tuệ của mình mà biện luận với người ..... không chối từ mà tiếp nhận vấn đề, không cần suy nghĩ mà ứng đối, nói khắp cả thiên địa vạn vật, thao thao bất tuyệt, nói nhiều không thôi, hãy còn cho là ít nên tăng thêm những điều quái dị ..... cho nên không hợp với mọi người)

          Tư Mã Thiên 司马迁 đã miêu tả Hàn Phi 韩非là:

          Vi nhân khẩu ngật, bất năng đạo thuyết.

          为人口吃, 不能道说

          (Ông có tật nói lắp, không thể biện luận)

          Dường như cũng là nhân cách vĩ đại của Hàn Phi, bởi theo cách nhìn của người Trung Quốc, không giỏi về ngôn từ là biểu trưng của sự trung hậu thành thực. Chủ trương chính trị của bách gia chư tử mặc dù thiên sai vạn biệt, nhưng về quan hệ ngôn hành lại như là nhất trí, điều này nói rõ loại ngôn hành quan này đến từ truyền thống văn hoá rất sớm, truyền thống văn hoá này chính là văn minh lễ nhạc.  (hết)

Chú của người dịch

3- Trong nguyên tác, câu này thiếu chữ (chi) ở cuối câu. Tôi theo tư liệu:

http://www.4hn.org/files/article/html/0/81/4980.html  thêm vào.

4- Trong nguyên tác, ở đây in nhầm là chữ (bao). Tôi theo Lễ kí dịch giải 禮記譯解 do Vương Văn Cẩm 王文錦 dịch giải sửa lại là chữ (tiết).

5- Trong nguyên tác, ở đây in nhầm là chữ (quỷ). Tôi theo Quốc ngữ - Chiến quốc sách 国语 - 战国策 do Lí Duy Kì 李维琦 điểm hiệu sửa lại là chữ (quỹ).

5- Trong nguyên tác, ở đây in nhầm là chữ (khiếp). Tôi theo tư liệu:

https://baike.baidu.com/item/%E7%AE%A1%E5%AD%90%C2%B7%E5%BD%A2%E5%8A%BF%E8%A7%A3/19831143?fromtitle=%E5%BD%A2%E5%8A%BF%E8%A7%A3&fromid=2855784  sửa lại là chữ (pháp).

                                                                  Huỳnh Chương Hưng

                                                                 Quy Nhơn 22/10/2020

Nguồn

TRUNG QUỐC DÂN TỤC VĂN HOÁ TINH TUÝ

中国民俗文化精粹

Chủ biên: Vương Lệ Na

Bắc Kinh: Tuyến trang thư cục, 2016.

Previous Post Next Post