CÔNG TÔN HOẰNG
Công Tôn Hoằng 公孙弘 (năm 200 – năm 121 trước công nguyên), Tể tướng đời Hán Vũ Đế 汉武帝 thời Tây Hán. Bệnh mất, hưởng niên 80 tuổi.
Công Tôn Hoằng公孙弘 người Tri Xuyên Tiết 菑川薛 (nay là phía nam Thọ Quang 寿光 tỉnh Sơn Đông 山东). Lúc trẻ từng làm ngục lại,
sau nhân vì đắc tội bị miễn chức trở về quê nhà. Gia cảnh ông bần hàn, chưa từng
đọc qua sách gì chỉ chăn trâu sinh sống, mãi đến hơn 40 tuổi mới bắt đầu học
các tạp thuyết kinh điển như Xuân Thu 春秋.
Sau khi Vũ Đế lên ngôi, cho triệu thi Hiền lương văn học 贤良文学để tuyển sĩ. Công Tôn Hoằng được trưng triệu làm Bác sĩ 博士, lúc đó đã 60 tuổi. Chẳng bao lâu, ông nhậm mệnh đi sứ Hung nô, nhưng nhân vì lúc về triều tấu báo không hợp tâm ý của Vũ Đế, bị Vũ Đế xem là vô năng nên bị trách mắng, ông bèn cáo bệnh từ chức về quê.
11 năm sau,
lúc Vũ Đế một lần nữa trưng triệu kẻ sĩ Hiền lương văn học, Tri Xuyên quốc lại
tiến cử Công Tôn Hoằng, nhân vì đối sách rất hợp với ý của Vũ Đế, nên được đứng
đầu, lại được bái làm Bác sĩ, ra làm quan một lần nữa. Công Tôn Hoằng hấp thu sự
giáo huấn trước đó, thay đổi thói đời được tròn trịa, mỗi khi lên triều luận sự,
đều chỉ tấu báo tình hình để Vũ Đế phán quyết mà không bày tỏ ý kiến riêng của
mình, tại triều quyết không trước mặt tranh luận với Vũ Đế và các quần thần.
Phàm cách nhìn của mình, ông luôn cùng Chủ tước Đô uý Cấp Ảm 汲黯 trước tiên thương nghị kĩ sau đó
để Cấp Ảm đề xuất, còn mình phụ hoạ, Vũ Đế cũng thường rất vui tiếp nhận. Có một
lần, các đại thần hẹn nhau tấu một sự kiện lên Vũ Đế. Đến triều đường, Công Tôn
Hoằng và nhiều đại thần lại bội ước, thuận tùng theo ý của Vũ Đế. Cấp Ảm rất giận,
trước mặt Vũ Đế chỉ trích Công Tôn Hoằng, nói rằng:
- Các ông quỷ kế đa đoan, không nghĩ đến tín
nghĩa, hẹn nhau dâng kiến nghị này lên hoàng đế, nay lại bội ước, đó là bất trung.
Vũ Đế hỏi
Công Tôn Hoằng là việc gì, Công Tôn Hoằng đáp rằng:
- Phàm người nào hiểu thần thì cho thần là
trung, người không hiểu thần thì cho thần là bất trung.
Qua một thời
gian dài, Vũ Đế cảm thấy Công Tôn Hoằng là người cẩn thận thành thật, biết rõ
văn pháp lại sự, lại giỏi biện luận, bèn thăng ông làm Tả nội sử. Mặc dù tả hữu
của Vũ Đế thường nói không đúng sự thật về Công Tôn Hoằng, nhưng Vũ Đế ngày
càng tín nhiệm ông. Mấy năm sau, lại thăng ông làm Ngự sử đại phu, trở thành
Phó tướng.
Công Tôn Hoằng
bản tính tiết kiệm, sau khi được liệt vào hàng Tam công, vẫn mặc áo vải, ăn cơm
gạo thô uống trà nhạt. Cấp Ảm thấy không quen, có lần dâng tấu nói rằng ông cố
ý làm như thế để có được tiếng khen. Vũ Đế hỏi Công Tôn Hoằng có phải là như thế,
ông đáp rằng:
- Vâng. Thần với các cửu khanh, người có quan
hệ tốt nhất là Cấp Ảm, nay những lời của ông ta nói trúng về tệ bệnh của thần.
Thần thân làm Ngự sử đại phu, ăn mặc lại giống như tiểu lại. Nếu không có Cấp Ảm,
bệ hạ làm sao biết được chuyện đó.
Vũ Đế cảm thấy
những lời của Công Tôn Hoằng rất khiêm tốn, lại càng kính trọng hơn.
Năm 124 trước
công nguyên, sau khi Tiết Trạch 薛泽 bị miễn chức Tướng, Công Tôn Hoằng kế nhiệm, được phong làm
Bình Tân Hầu 平津侯.
Trước đó đều bái Hầu làm Tướng, còn sau khi bái tướng mới phong Hầu thì Công
Tôn Hoằng là người đầu tiên.
Đương thời, Vũ Đế muốn làm việc lớn, nhiều lần hạ chiếu trưng triệu nhân tài. Công Tôn Hoằng thuận tùng ý nguyện của Vũ Đế, lập khách quán, thu nạp rộng rãi nhân tài. Ông dùng bổng lậu hậu hĩ của mình vào việc tiếp đãi, giúp tân khách sĩ nhân đến đầu bôn, đến nỗi nhà không còn tài sản dư. Nhưng với phẩm hạnh của ông cũng có mặt ghi nhớ cừu thù, phàm người có hiềm khích với ông, ngoài mặt ông dường như không so tính nhưng lại ngầm báo thù. Chủ Phụ Yển 主父偃bị giết, Đổng Trọng Thư 董仲舒 bị biếm trích Giao Tây 胶西, đều là kết quả do ông ra tay.
Năm 121 trước công nguyên, Công Tôn Hoằng bệnh và qua đời. Niên hiệu Nguyên Thuỷ 元始, Bình Đế 平帝 từng hạ chiếu tán tụng Công Tôn Hoằng, nói rằng triều Hán từ khi kiến lập đến nay, trong số Tể tướng thực hành kiệm ước, khinh tài trọng nghĩa, không có ai sánh được với Công Tôn Hoằng. Các tể tướng kế nhiệm sau Công Tôn Hoằng như Lí Thái 李蔡, Nghiêm Thanh Địch 严青翟, Triệu Chu 赵周, Công Tôn Hạ 公孙贺, Lưu Khuất Mao 刘屈氂, đều có kết cục bị tru sát, riêng Công Tôn Hoằng lúc giữ chức Tướng lại được thiện chung, sử gia cho rằng đó là kết quả ông luôn kiệm ước khinh tài và mọi việc đều thuận tùng Vũ Đế.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 23/10/2020
Nguyên tác Trung văn
CÔNG TÔN HOẰNG
公孙弘
Trong quyển
TRUNG QUỐC LỊCH ĐẠI TỂ TƯỚNG LỤC
中国历代宰相录
Chủ biên: Dương Kiếm Vũ 杨剑宇
Thượng Hải văn hoá xuất bản xã, 1999