CON TẰM ĐẾN THÁC CŨNG CÒN VƯƠNG TƠ
(1976)
Lí Thương Ẩn 李商隐 đời Đường có
bài Vô đề 无题 rất
nổi tiếng. Bài thơ tình yêu này lấy sự biệt li của đôi nam nữ làm đề tài sáng
tác.
Tương kiến thời nam biệt diệc nan
Đông phong vô lực bách hoa tàn
Xuân tàm đáo tử ti phương tận
Lạp cự thành hôi lệ thuỷ can
Hiểu kính đản sầu vân mấn cải
Dạ ngâm ưng giác nguyệt quang hàn
Bồng sơn thử khứ vô đa lộ
Thanh điểu ân cần vị thám khan
相见时难别亦难
东风无力百花残
春蚕到死丝方尽
蜡炬成灰泪始干
晓镜但愁云鬓改
夜吟应觉月光寒
蓬山此去无多路
青鸟殷勤为探看
(Gặp được nhau đã khó, lúc chia tay lại càng khó hơn
Gió xuân không đủ sức khiến cho trăm hoa phải héo rụng
Con tằm xuân lúc đến chết mới thôi nhả tơ
Ngọn nến cháy hết, tim đèn thành tro thì những giọt lệ
mới khô
Sáng sớm soi gương, bởi u sầu mà tóc mai đã bạc
Đêm ngâm thơ, cảm thấy ánh trăng kia lạnh lẽo
Từ đây đi đến núi Bồng Lai không có nhiều đường
Nhờ chim xanh làm sứ giả ân cần thăm hỏi giúp
http://www.exam58.com/tlsysj/603.html
Dẫu rằng sông cạn đó mòn
Con tằm đến thác cũng còn vương tơ
(“Truyện
Kiều” 1975 – 1976)
Con tằm đến thác cũng còn vương tơ: Dịch câu thơ của Lí Thương Ẩn: Xuân tằm đáo tử tư phương tận nghĩa là con tằm mùa xuân đến chết tơ
mới hết. Nguyễn Du hoán cải điển cố, bỏ chữ xuân
và chữ mới hết đổi thành hãy còn với mục đích khẳng định thêm sự
gắn bó của con người với tình duyên trong mọi trường hợp.
(Đào
Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội, Hà Nội – 1989)
Trong “Kim Vân
Kiều” (Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích, ghi rằng:
Đường
thi: Xuân tầm đáo tử ty phương tận.
唐詩:
春蠶到死絲方盡
(Thơ Đường: Con tầm mùa xuân đến chết
mới hết tơ)
(Sài Gòn: nxb Sống Mới, 1960)
Xét: Câu 1976 này, Nguyễn Du đã lấy ý từ câu “Xuân tàm đáo tử ti phương tận”
trong bài Vô đề của Lí Thương Ẩn.
Bản “Kim Vân Kiều”
(Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích, câu 1976 là:
Con tằm đến CHẾT VẪN còn vương tơ
Bản “Tư liệu Truyện Kiều - Bản Duy Minh Thị 1872” do GS Nguyễn Tài Cẩn
phiên Nôm, câu 1976 là:
Con tằm đến CHẾT cũng còn KÉO tơ
(Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2002)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 29/10/2020