Dịch thuật: Bốn phương mây trắng một màu (1787) ("Truyện Kiều")

 

BỐN PHƯƠNG MÂY TRẮNG MỘT MÀU (1787)

          Mây trắng: tức “bạch vân” 白云 / 白雲, gốc từ thành ngữ “Bạch vân thân xá” 白云亲舍hình dung người con ở phương xa nhớ đến cha mẹ. Thành ngữ này xuất xứ từ câu chuyện Địch Nhân Kiệt 狄仁杰 đời Đường.

          Địch Nhân Kiệt狄仁杰 người Tịnh Châu 并州 (nay là Thái Nguyên 太原 Sơn Tây 山西) thời Đường. Lúc trẻ từng giữ chức Pháp tào tham quân 法曹参军ở Tịnh Châu, đương thời, cha mẹ của ông ở tại Hà Dương 河阳 (nay là huyện Mạnh Hà Nam 河南). Một lần nọ, Địch Nhân Kiệt ra ngoài làm việc, lúc lên núi Thái Hàng 太行, lòng nhớ quê nhà trổi dậy, nhìn ra phía Hà Dương xa xa, chỉ thấy đám mây trắng đang bay lẻ loi trên trời. Địch Nhân Kiệt chỉ đám mây trắng đó, nói với tuỳ tùng rằng: “Ngô thân xá kì hạ” 吾亲舍其下 (Nhà cha mẹ của ta ở dưới đám mây trắng kia). Ông nhìn một hồi lâu, mãi cho đến khi mây tan đi mới thôi.

          Tháng 9 năm 700, Địch Nhân Kiệt bệnh và qua đời hưởng niên 71 tuổi.Võ Tắc Thiên 武则天 nghe tin vô cùng đau buồn, rơi nước mắt nói rằng: “Triều đường không hĩ” 朝堂空矣 (Triều đường từ nay trống không rồi).

          http://www.hydcd.com/cy/gushi/0018by.htm 

Bốn phương mây trắng một màu

Trông vời cố quốc biết đâu là nhà

(“Truyện Kiều” 1787 – 1788)

Mây trắng: Như “mây bạc”. Mây bạc: Đám mây trắng. Theo điển “Bạch vân tư thân” nghĩa là “nhìn đám mây trắng nhớ đến cha mẹ”. Địch Nhân Kiệt đời Đường làm tham quân ở Tịnh Châu, cha mẹ ở Hà Dương, một hôm Nhân Kiệt lên núi Thái Hàng quay trở lại thấy đám mây trắng, bảo: “Nhà cha mẹ ta ở dưới đám mây ấy”. Do đó chữ “mây trắng” có nghĩa là lòng chớ cha mẹ.

(Đào Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội, Hà Nội – 1989)

                                                                 Huỳnh Chương Hưng

                                                                 Quy Nhơn 03/10/2020

Previous Post Next Post