ĐƯỢC LỜI NHƯ
CỞI TẤC SON (1601)
Tấc son: tức “Nhất thốn đan tâm” 一寸丹心một tấc lòng son, ý nói lòng trung
thành.
Trong
bài Trịnh phụ (phò) mã Trì Đài hỉ ngộ Trịnh
Quảng Văn đồng ẩm 郑驸马池台喜遇郑广文同饮 của
Đỗ Phủ 杜甫 có
câu:
Bạch phát thiên hành tuyết
Đan tâm nhất thốn hôi
白发千茎雪
丹心一寸灰
(Tóc trắng ngàn sợi đều như tuyết
Lòng son một tấc đã như tro)
Được lời như
cởi tấc son
Vó câu thẳng
ruổi nước non quê người
(“Truyện Kiều” 1601 - 1602)
Tấc son: Lòng son, tức lòng chân thành.
(Đào Duy Anh:
“Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội, Hà Nội – 1989)
Trong “Kim Vân Kiều” (Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích,
ghi rằng:
Cổ thi: Đan trung nhất thốn hoạ nan thành.
古詩: 丹衷一寸畫難成
(Thơ cổ:
Lòng son một tấc vẽ khôn nên)
(Sài Gòn: nxb Sống Mới,
1960)
Xét: Theo ý riêng, “tấc son” ở câu 1601 trong “Truyện Kiều”,
có lẽ Nguyễn Du liên tưởng đến thành ngữ “nhất thốn đan tâm”, nhưng ở đây chỉ
mang ý nghĩa đơn thuần là “lòng, tấm lòng”.
Trong “Tư liệu Truyện Kiều - Bản Duy Minh Thị 1872” do GS Nguyễn Tài Cẩn
phiên Nôm, hai câu này là:
Được lời như MỞ tấc son
Vó câu thẳng ruổi nước non XUÂN người
(Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2002)
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 06/9/2020
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật