TỤC NÁO ĐỘNG PHÒNG VÀ TỤC HỒI NƯƠNG GIA
TRONG HÔN LỄ
Náo động phòng 闹洞房
Thời
trước, nam nữ kết hôn đa phần là thông qua người giới thiệu, họ tương đối
xa lạ, náo động phòng có thể khiến họ gạt bỏ cảm giác xa lạ đó, bắt đầu cho một
cuộc sống tốt đẹp. Theo mê tín, trong động phòng thường có hồ li, ma quỷ tác
quái, náo động phòng có thể xua đuổi âm khí tà linh, tăng cường dương khí, nhân
đó lời tục có câu:
Nhân bất náo quỷ náo
人不闹鬼闹
(Người không náo thì
quỷ náo)
Từ ý nghĩa tích cực mà nói, náo động
phòng làm tăng thêm không khí náo nhiệt vui mừng, xua đi cảm giác lạnh nhạt,
nhân đó có địa phương gọi náo động phòng là “noãn phòng” 暖房. Đây là một khâu không thể thiếu trong hôn lễ truyền
thống, các địa phương đều có tập tục náo động phòng. Thời gian hoạt động náo động
phòng, chú rể đưa cô dâu “vái chào người thân”. Phàm là bậc tôn trưởng của nhà
trai, theo sự hướng dẫn của người chủ trì, từng người một tiến đến để cho cô dâu bái kiến, và còn
thưởng hồng bao cho cô dâu để làm lễ kiến diện, gọi đó là “tác ấp bao phong”. Đồng
thời, bậc tôn trưởng cũng chắp tay đáp lại “bán lễ” 半礼.
Nghi thức này, thể hiện rõ sự đoàn kết trong gia tộc.
Náo động phòng còn có thể khiến cho bạn bè đôi bên quen biết nhau, tăng thêm tình cảm. Náo động phòng là “tam thiên bất phân đại tiểu” 三天不分大小 (ba ngày không phân biệt lớn nhỏ), từ cô dâu chú rể cho đến cha mẹ của chú rể thường bị mọi người, thậm chí là lớp vãn bối trêu ghẹo, người bị trêu ghẹo chỉ cười không thể giận, để tránh phá vỡ bầu không khí vui vẻ của hôn lễ. Đương nhiên, người náo động phòng cũng không được quá mức, không được náo quá lâu, để tránh ảnh hưởng sự nghỉ ngơi của đôi vợ chống mới cưới. Nhất là không được la hét thô bạo gây ra những việc không vui.
Hồi nương gia 回娘家
Hồi nương gia cũng gọi là “tam triêu hồi
môn” 三朝回门, nam nữ song phương cần phải đi chung với nhau, cho
nên cũng gọi là “song nhân phản” 双人返. Nhìn chung vào
ngày thứ 3 sau hôn lễ, nhưng nếu đường xá xa xôi, chậm nhất không thể để qua 3
tháng. Lúc này chú rể cần phải mang lễ vật, thông thường là trái cây, bánh hoặc
bánh nếp có rắc đường và mè. Khi quay trở về lại, đáp lễ của nhà gái là để cô
dâu mang về nhà mẹ chống “bánh nếp” và “đào” (bánh hình trái đào).
Từ nhà gái mà nói, do bởi đó là lần đầu
tiên chính thức chiêu đãi con rể, cho
nên cần giới thiệu con rể cho toàn thể gia tộc biết mặt, đồng thời hỏi thăm chú
rể, sau đó bày tiệc khoản đãi. Ngày mà chú rể đến nhà nhạc phụ, phải lần lượt tặng
hồng bao cho nhạc tổ phụ mẫu, nhạc phụ mẫu, anh em trai của vợ, chị em gái của vợ cùng các cháu, số
tiền nhiều hay ít tuỳ thuộc bối phận và thân phận
khác
nhau mà có sự khác nhau.
Cô dâu về nhà mẹ đẻ “làm khách”. Nếu khoảng cách không xa lắm thì buổi sáng xuất phát, ở nhà mẹ đẻ dùng cơm trưa, và ngay chiều hôm đó về lại nhà mẹ chồng, nhưng cũng có người ở lại nhà mẹ đẻ mấy ngày. Khi về lại, do em trai hoặc em gái của chú rể tiếp đón. Khi cô dâu về lại nhà mẹ chồng, còn cần phải mang theo “lãnh lộ kê” 领路鸡, “lãnh lộ kê” phải là một con gà trống, một con gà mái và hai chú gà con, đa phần chỉ có thể mang gà lớn khoảng hai ba tháng, sau khi về nhà mẹ chồng tuyệt đối không được làm thịt, mà phải nuôi cho đến lớn, sau khi đẻ trứng lại tiếp tục nuôi. Ngoài ra còn phải tặng một số thổ sản của nhà mẹ đẻ, trong đó bao gồm 2 cây “mía” còn đủ cả rễ và lá, quýt, chuối, trái cây v.v... Mía đương nhiên là có thể ăn, nhưng phải lưu lại một khúc để trồng, để tiếp tục phồn thực, tượng trưng cho việc con cháu đời sau đời đời nối tiếp nhau.
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 18/9/2020
Nguồn
TÀI VẬN NHÂN DUYÊN CÁT HUNG HOẠ PHÚC
财运姻缘吉凶祸福
Tác giả: Tôn Bảo Quang 孙保光
Trung Quốc Trường An xuất bản xã, 2007.