SẮN BÌM CHÚT
PHẬN CON CON (1633)
Sắn bìm: Dây
sắn và dây bìm, hai loại dây leo, ví thân phận vợ lẽ. Trong Hán văn cổ thường
dùng “cát đằng” 葛藤 hoặc
“cát luỹ” 葛藟 để chỉ người có thân phận
thấp kém, phải nương nhờ người khác. Cũng dùng để ví thân phận người vợ lẽ.
Cát đằng: Cát 葛 là
dây sắn, đằng 藤là dây mây, hai loại thực vật kí sinh vào thân cây khác. Trong văn học
thường dùng để chỉ người có thân phận thấp kém, phải nương nhờ người khác. Cũng
dùng để ví thân phận người vợ lẽ.
Bài Khuỷ biền 頍弁phần Tiểu nhã
小雅trong Kinh Thi có câu:
Điểu dữ nữ la
Thi vu tùng
bá
蔦與女蘿
施于松柏
(Dây điểu và dây nữ la
Leo bám vào cây tùng cây
bá)
Cát luỹ: Bài Cưu mộc 樛木ở phần Chu Nam 周南trong Kinh Thi
gồm 3 chương, mỗi chương 4 câu. Hai câu mở đầu mỗi chương là:
Nam hữu cưu mộc
Cát luỹ luy chi
..........
南有樛木
葛藟累之
..............
(Núi
nam có cây lớn cành cong xuống
Dây
cát dây luỹ bám vào)
Nam hữu cưu mộc
Cát luỹ hoang chi
................
南有樛木
葛藟荒之
.................
(Núi
nam có cây lớn cành cong xuống
Dây
cát dây luỹ bao trùm lên)
Nam hữu cưu mộc
Cát luỹ oanh chi.
............
南有樛木
葛藟萦之
..............
(Núi
nam có cây lớn cành cong xuống
Dây
cát dây luỹ leo quấn quýt)
cát và luỹ là hai loài thực vật dây leo.
Sắn bìm chút
phận con con
Khuôn duyên
biết có vuông tròn cho chăng?
(“Truyện Kiều” 1633 – 1634)
Sắn bìm: Cây sắn là một loại cây leo dùng vỏ để kéo sợi dệt vải
và cây bìm cũng là một loại cây leo, chỉ người hèn mọn. So với “cát đằng” “đằng la”.
(Đào Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội – 1989)
Xét: Trong “Kim Vân
Kiều” (Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích, 2 câu này là:
CÁT ĐẰNG chút phận con con
NHÂN duyên biết có vuông tròn cho chăng?
(Sài Gòn: nxb Sống Mới, 1960)
Trong “Tư liệu Truyện Kiều - Bản Duy Minh Thị 1872” do GS Nguyễn Tài Cẩn
phiên Nôm, câu 1634 là:
HƯƠNG duyên biết có vuông tròn cho chăng?
(Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2002)
Trong “Từ điển Truyện Kiều” bản
in năm 2000, câu 1633 đã phiên âm lại là:
CÁT ĐẰNG chút phận con con
Huỳnh Chương Hưng
Quy
Nhơn 12/9/2020
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật