NGUỒN GỐC HỌ TẦN
Về nguồn gốc họ (tính) Tần 秦 chủ yếu có 3 thuyết:
1- Xuất phát từ tính Doanh 嬴,
là hậu duệ của Chuyên Húc đế 颛顼帝, lấy tên nước làm
thị.
Tương
truyền, Chuyên Húc 颛顼 có cô con gái tên Nữ Tu 女修,
ngày nọ, Nữ Tu nhặt được một cái trứng chim yến, sau khi ăn vào và có thai,
sinh ra Đại Nghiệp 大业. Con của Đại Nghiệp là Đại Phí 大费 (Bá Ích 伯益) phò tá Đại Vũ trị
thuỷ có công, Đế Thuấn 帝舜 ban cho ông họ (tính) Doanh 嬴.
Hậu nhân của Bá Ích có người tên là Đại Lạc 大骆,
con thứ của Đại Lạc là Phi Tử 非子 được Chu Hiếu Vương 周孝王phong
tại Tần Đình 秦亭 Lũng
Tây 陇西 (nay
là đông bắc huyện Thanh Thuỷ 清水 Cam Túc 甘肃) cho ông khôi phục
tính Doanh 嬴, xưng là Tần Doanh 秦嬴.
Nước Tần sau này đứng đầu trong thất hùng thời Chiến Quốc, đồng thời tiến thêm
một bước thống nhất toàn quốc. Sau khi Tần bị diệt, con cháu trong vương tộc lấy
tên nước làm thị, xưng Tần thị 秦氏.
2- Xuất phát từ tính Cơ 姬,
là hậu duệ của Văn Vương 文王, lấy ấp làm thị.
Bá Cầm 伯禽 là
con của Chu Công Đán 周公旦, hậu duệ của Bá Cầm,
được phong ở Tần ấp, con cháu đời sau lấy
ấp làm thị, xưng Tần thị, trong sử xưng là Tần
tính chính tông.
3- Thời cổ người Đại Tần大秦đến
Trung Quốc, có người lấy “Tần” 秦 làm thị.
Đại Tần 大秦 tức
đế quốc La Mã 罗马. Thời Đông Hán, Tây Tấn, Đại Tần từng sai sứ đến giao
hảo với Trung Quốc, có người ở lại không về, lấy “Tần” 秦làm
họ.
Thời cổ,
Tây vực gọi Trung Quốc là “Tần” 秦, sau này các nước
phương tây thông xưng Trung Quốc là “Chi Na” 支那,
tức đối âm của chữ “Tần” 秦.
Họ Tần 秦 ước
chiếm 0,26% nhân khẩu của dân tộc Hán trong cả nước, chiếm vị trí thứ 78. Tứ
Xuyên 四川, Hà Nam
河南, Quảng Tây 广西, Giang Tô 江苏 có nhiều người mang họ Tần 秦.
Danh nhân
các đời
Tần Việt
Nhân 秦越人, tức danh y Biển Thước 扁鹊 thời Chiến Quốc,
ông nổi tiếng về chẩn mạch trị bệnh, sáng lập “tứ chẩn pháp” 四疹法 là vọng 望,
văn 闻, vấn 问, thiết 切, dùng những y cụ đơn giản như “châm” 针, “thạch” 石, “uý” 熨 để
trị liệu, đồng thời tinh thông các khoa như nội, phụ, nhi, ngũ quan.
Tần Thúc Bảo 秦叔宝danh
tướng thời Đường, nổi tiếng kiêu dũng thiện chiến, chí tiết hoàn chỉnh, về sau
được dân gian tôn làm một trong “Môn thần” 门神.
Tần
Quán 秦观, tự Thiếu Du 少游,
từ nhân thời Bắc Tống, cùng với Hoàng Đình Kiên 黄庭坚,
Triều Bổ Chi 晁补之, Trương Lỗi 张耒 được gọi chung là “Tô môn tứ học sĩ” 苏门四学士.
Tần Cửu
Thiều 秦九韶, Số học gia kiệt xuất thời Nam Tống, biên soạn quyển Số thư cửu chương 数书九章.
Tần Cối
秦桧, Tể tướng thời Nam Tống, nhân vật đại biểu phái đầu
hàng, vu sát Nhạc phi 岳飞 vị anh hùng kháng
Kim.
Chú của người
dịch
1- Đại Tần 大秦: là cách gọi của
Trung Quốc đối với đế quốc La Mã cùng khu vực cận đông. Cuối thế kỉ thứ 2 trước
công nguyên, Trương Khiên 张骞 đi sứ Tây vực, sự giao lưu văn minh giữa đông phương và tây phương dần
tăng lên, con đường tơ lụa từ đó chính thức quán thông, La Mã ở vào điểm cuối
cùng của con đường tơ lụa.
Trong Nguỵ lược 魏略 đã gọi La Mã là “Đại Tần”, trong Hậu Hán thư – Tây vực truyện 后汉书 - 西域传, cũng có ghi
chép về việc này.
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 14/9/2020
Nguyên tác Trung văn
TẦN TÍNH UYÊN NGUYÊN
秦姓渊源
Trong quyển
BÁCH GIA TÍNH
百家姓
Biên soạn: Triệu Dương 赵阳
Cát Lâm Đại học xuất bản xã, 2005
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật