LỖ
TẤN TỪNG LẤY “VOI” ĐỂ TỰ VÍ
- Tôi
dường như là một con trâu, ăn thì là cỏ mà vắt ra là sữa và máu.
Ở đây, Lỗ Tấn đem bản thân mình ví với
trâu, tình nguyện vì tương lai tốt đẹp của chân lí và dân chủ mà âm thầm dâng
hiến. Một đời của Lỗ Tấn đúng như ông đã viết. Lỗ Tấn cũng từng trong bài thơ Tự trào 自嘲 viết rằng:
Hoành
mi lãnh đối thiên phu chỉ (1)
Phủ
thủ cam vi nhụ tử ngưu
横眉冷对千夫指
俯首甘为孺子牛
(Trợn mắt, coi khinh ngàn kẻ địch
Cúi đầu, con trẻ cưỡi làm trâu)
Điển cố “nhụ tử ngưu” 孺子牛 xuất từ Tả truyện – Ai Công lục niên 左传
- 哀公六年:
Thời Xuân Thu, Tề Cảnh Công 齐景公 rất sủng ái đứa con nhỏ của mình
tên là Đồ 荼.
Có một lần, Tề Cảnh Công bò trên đất, miệng ngậm sợi dây giả làm trâu, để Đồ cưỡi
lên. Kết quả, Đồ từ lưng “trâu” ngã xuống, sợi dây kéo gãy răng của Tề Cảnh
Công. “Nhụ tử” chỉ Đồ, còn trâu đương nhiên là Tề Cảnh Công, đó là
nguồn gốc của điển cố “nhụ tử ngưu”. Lỗ Tấn mượn điển cố này, một mặt để biểu
thị sự quan tâm yêu thương đối với đứa con duy nhất của mình là Hải Anh 海婴; mặt khác Lỗ Tấn mượn câu thơ
này, biểu hiện phẩm chất cao quý của ông là cam tâm tình nguyện phục vụ nhân
dân đại chúng.
Có một lần Quách Mạt Nhược 郭沫若 và Mao Thuẫn 茅盾 trò chuyện, có nói đến chuyện Lỗ
Tấn lấy trâu tự ví. Quách Mạt Nhược nói rằng:
- Lỗ Tấn nguyện làm “trâu” phục vụ nhân
dân. Còn tôi? Tôi nguyện làm chiếc đuôi của con trâu đó, “cái đuôi” vì nhân dân
phục vụ.
Mao Thuẫn cười nói rằng:
- Thế thì tôi xin làm “sợi lông” trên
chiếc đuôi đó! Nó có thể giúp trâu quét sạch “ruồi nhặng” và “muỗi mòng”.
Cuộc trò chuyện rất hóm hỉnh, nhưng
cũng là sự thể hiện chân thực phẩm cách và tinh thần của họ.
Lỗ Tấn ngoài lấy “trâu” để tự ví ra,
còn từng lấy “voi” để tự ví, về chuyện này ít người biết đến.
Trong thư qua lại giữa Lỗ Tấn và Hứa Quảng
Bình 许广平,
ông thường kí tên “Tiểu bạch tượng” 小白象 (con voi trắng nhỏ) hoặc “Nễ đích tiểu bạch tượng” 你的小白象 (con voi trắng nhỏ của nàng).
Có một lần, trong thư Lỗ Tấn gởi cho Hứa Quảng Bình, chỗ kí tên ông vẽ một con
voi giơ cao chiếc vòi. Lỗ Tấn cũng từng gọi con gái Hải Anh của mình là “Tiểu hồng
tượng” 小红象.
Có lúc, ông bế Hải Anh đi đi lại lại trong phòng, miệng hát mấy câu hát ru:
Tiểu
hồng, tiểu tượng, tiểu hồng tượng, tiểu tượng, hồng hồng, tiểu tượng hồng; Tiểu
tượng, tiểu hồng, tiểu hồng tượng, tiểu hồng, tiểu tượng, tiểu hồng hồng.
小红, 小象, 小红象, 小象, 红红,小象红; 小象, 小红, 小红象, 小红, 小象, 小红红.
Lấy đó làm
nhạc ru Hải Anh ngủ.
Tại sao Lỗ Tấn lấy voi để tự ví? Từ
trong Nhu Thạch nhật kí 柔石日记 chúng ta có thể có được gợi ý. Trong nhật kí Nhu Thạch nói rằng:
- Lỗ
Tấn tiên sinh nói rằng, con người cần phải học ở voi. Thứ nhất, da phải dày,
đâm một nhát, chảy ra ít máu cũng chẳng sao. Thứ hai, chúng ta phải mạnh mẽ dẻo dai mà
bước. Ta rất cảm tạ những lời của ông ta, bởi đầu mút dây thần kinh của ta rất nhạy, giống như một con cá vàng.
Từ đó, mọi người có thể thấy, Lỗ Tấn lấy
voi để tự ví là tán thưởng tinh thần khoan hậu, mạnh mẽ dẻo dai của voi, bằng
lòng với cuộc sống và chiến đấu giống như voi.
Chú của người dịch
1- Về hai
câu:
Hoành
mi lãnh đối thiên phu chỉ
Phủ
thủ cam vi nhụ tử ngưu
横眉冷对千夫指
俯首甘为孺子牛
Thiên phu chỉ 千夫指: nguyên chỉ những lời chửi mắng
của nhiều người, gốc từ Hán thư – Vương
Gia truyện 汉书
- 王嘉传:
Thiên
nhân sở chỉ, vô bệnh nhi tử
千人所指, 无病而死
(Nhiều người chửi mắng, không
có bệnh mà chết)
Ở đây Lỗ Tấn mượn ý này để chỉ những lời
chửi mắng của kẻ địch.
Nhụ tử ngưu 孺子牛: mượn điển Tề Cảnh Công thời
Xuân Thu, ở đây ví là trâu của đại chúng nhân dân.
Như vậy hàm nghĩa của hai câu đó là:
Đối với quân địch quyết không chịu
khuất phục
Đối với nhân dân nguyện cam tâm
phục vụ
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 11/9/2020
Nguồn
TRUNG
QUỐC NHÂN DANH ĐÍCH CỐ SỰ
中国人名的故事
Tác giả: Trương Tráng Niên 张壮年
Trương Dĩnh Chấn 张颖震
Sơn
Đông hoạ báo xuất bản xã, tháng 9-2005
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật