XUÂN ĐƯỜNG
KÍP GỌI SINH VỀ HỘ TANG (534)
Xuân đường 椿堂:
Xuân 椿: tức cây Đại
xuân, theo truyền thuyết cổ đại là cây sống rất lâu. Trong Trang tử - Tiêu dao du 庄子 - 逍遥游 có câu:
Thượng cổ hữu đại xuân giả, dĩ bát thiên tuế
vi xuân, bát thiên tuế vi thu, thử đại niên dã.
上古有大椿者, 以八千岁为春, 八千岁为秋, 此大年也.
(Thời
thượng cổ có cây đại xuân, lấy 8000 năm làm một mùa xuân, 8000 năm làm một mùa
thu, ấy là trường thọ)
Người
xưa bèn lấy cây Đại xuân để ví cho cha, mong cha sống lâu như thế. Về sau, khi
chúc thọ người nam, đều tôn xưng họ là “xuân thọ” 椿寿.
Đường 堂: Thời cổ, không gian chủ yếu của nội bộ vật kiến trúc
phân làm hai bộ phận, đó là “đường” 堂 và “thất” 室. Bộ phận phía trước
chính là đường, là nơi thường tiến hành đại lễ cát hung, không phải nơi ở; phía
sau đường là thất, nơi để ở.
(Vương
Lực: “Trung Quốc cổ đại văn hoá thường thức” Bắc Kinh: Trung Quốc Nhân đân đại
học xuất bản xã, 2012)
Vì thế
“xuân đường” 椿堂được dùng để ví cho cha, cũng nói là “xuân đình” 椿庭.
Liêu Dương
cách trở sơn khê
Xuân đường
kíp gọi sinh về hộ tang
(“Truyện Kiều” 533 - 534)
Dịp đâu may mắn
lạ dường
Lại vừa gặp
khoảng xuân đường lại quê
(“Truyện Kiều” 1291 - 1292)
Giậu thu mới nảy
giò sương
Gối yên đã thấy
xuân đường tới nơi
(“Truyện Kiều” 1387 - 1388)
Rạng ra gởi đến
xuân đường
Thúc ông cũng
vội giục chàng ninh gia
(“Truyện Kiều” 1497 - 1498)
Xuân đường: Nhà có trồng cây xuân, chỉ cha. Người ta thường lộn
là thung đường.
(Đào Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội – 1989)
Xét:
Bản “Kim Vân Kiều” (Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích,
câu 533 và 534 là:
HÃY CÒN KÝ TÁNG LIÊU ĐÔNG
CỐ HƯƠNG KHƠI DIỄN NGHÌN TRÙNG SƠN KHÊ
Câu 1292:
Lại vừa gặp quãng THÔNG đường lại quê
Câu 1388:
CỔI yên đã thấy xuân đường ĐẾN nơi
Câu 1497:
Rạng MAI gửi đến THUNG đường
(Sài Gòn: nxb Sống Mới, 1960)
Trong “Tư liệu Truyện Kiều - Bản Duy Minh Thị 1872” do GS Nguyễn Tài Cẩn
phiên Nôm, câu 1291 và 1292 là:
Dịp SAO may mắn lạ dường
Lại vừa gặp khoảng NGHIÊM đường lại quê
Câu 1387 và 1388 là:
HÈ thu VỪA nảy giò sương
XE BỒ đã thấy xuân đường ĐẾN nơi
(Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2002)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 01/8/2020
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật