“THIÊN PHỦ CHI QUỐC” TỪ LÚC NÀO CHỈ TỨ
XUYÊN
Tứ
Xuyên 四川 là
nơi sơn thuỷ vây quanh, nhân kiệt địa linh, được xưng là “thiên phủ chi quốc” 天府之国. Mà nghĩa gốc của “thiên phủ chi quốc” là chỉ nơi đất
đai màu mỡ, sản vật phong phú. Xem khắp cả thiên hạ, So với Tứ Xuyên, có không
ít địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhưng tại sao chỉ có Tứ Xuyên được
xưng là “thiên phủ chi quốc”? Xưa nay, Tứ Xuyên có được mĩ dự như thế chăng?
Từ
“thiên phủ” được thấy sớm nhất trong Chu lễ 周礼. Thiên phủ gốc
là danh xưng một chức quan, là quan viên nắm giữ phủ khố của thiên tử. Vì những
thứ mà viên quan này nắm giữ đều là kì trân dị bảo, nên cũng có được “mỡ màng”
của các loại này nhiều nhất. Nhân đó người ta bèn đem những nơi có đất đai màu
mỡ, sản vật phong phú xưng là “thiên phủ chi quốc”.
Thời Tần
Hán, địa phương được xưng “thiên phủ” là khu vực quan trung mà kinh tế đương thời
phát đạt, hơn nữa là trung tâm chính trị. Trong Sử kí – Lưu Hầu thế gia 史记 - 刘侯世家 ghi
rằng:
Phù quan trung tả Hào (1) Hàm, hữu
Lũng Thục, ốc dã thiên lí, nam hữu Ba Thục chi nhiêu, bắc hữu Hồ uyển chi lợi,
thả tam diện nhi thủ, độc dĩ nhất diện đông chế chư hầu. Chư hầu an định, Hà Vị
tào vãn thiên hạ, tây cấp kinh sư; chư hầu hữu biến, thuận lưu nhi há, túc dĩ uỷ
thâu. Thử sở vị kim thành thiên lí, ‘thiên phủ chi quốc’ dã.
夫关中左崤 (1) 函, 右陇蜀, 沃野千里, 南有巴蜀之饶, 北有胡苑之利, 且三面而守, 独以一面东制诸侯. 诸侯安定, 河渭漕挽天下, 西给京师; 诸侯有变, 顺流而下, 足以委输. 此所谓金城千里, ‘天府之国’ 也.
(Phàm
quan trung, bên tả (đông) có Hào sơn, Hàm Cốc quan, bên hữu (tây) Lũng sơn Thục
sơn, đất đai phì nhiêu cả ngàn dặm, phía nam có hai quận Ba và Thục giàu có,
phía bắc có đồng cỏ đất Hồ thuận lợi cho việc chăn nuôi, dựa vào sự hiểm trở của
ba mặt mà phòng thủ, chỉ dùng một mặt phía đông mà không chế chư hầu. Nếu chư hầu
an định, có thể từ Hoàng hà, Vị hà vận chuyển lương thực trong thiên hạ đem về
cung cấp cho kinh sư ở phía tây; nếu chư hầu có biến, thì có thể thuận dòng đi
xuống, cũng đủ để vận chuyển của cải. Đó chính là thành trì ngàn dặm kiên cố,
là ‘thiên phủ chi quốc’ vậy.)
Về sau
do bởi chiến loạn cuối thời Tây Hán cùng một loạt thiên tai nhân hoạ, khiến cho
vùng quan trung từng phồn vinh xương thịnh gặp phải sự phá huỷ, khắp nơi hoang
vu. Nên “thiên phủ chi quốc” không còn là biệt xưng của quan trung nữa.
Tứ
Xuyên từ lúc sau khi Thái thú quận Thục của nước Tần là Lí Băng 李冰cho xây đập Đô Giang 都江,
tiến hành trị lí đại quy mô đối với Mân giang 岷江,
thì “thuỷ hạn tùng nhân, bất tri cơ cận (2)” 水旱从人, 不知饥馑 (2) (thuỷ
tai hạn tai đã phải theo người, không ai biết đến đói kém mất mùa). Thời Tam Quốc,
Chư Cát Lượng 诸葛亮 lại tiến hành một
loạt biện pháp, ủng hộ nông canh, phát triển kinh tế, làm cho sản vật dồi dào,
người dân no đủ. Từ đó về sau, Tứ Xuyên với địa linh nhân kiệt xuất hiện nhiều
danh nhân, bèn độc chiếm mĩ danh “thiên phủ chi quốc”.
Phụ lục
Trong lịch
sử Trung Quốc, ngoài Tứ Xuyên 四川ra, còn có nhiểu địa
phương cũng được xưng là “thiên phủ chi quốc”, những nơi này hoặc nhân vì sản vật
phong phú, đất đai màu mỡ, có bề dày văn hoá mà có được tên, hoặc nhân vì từng
được chính quyền phong kiến lập đô nơi đó mà có được tên. Tóm lại, được xưng là ‘thiên phủ chi quốc’ còn có hơn 7
nơi:
- Bình
nguyên quan trung từ thời Chiến Quốc đến thời Hán, và bình nguyên Thành Đô 成都 vẫn
còn đến nay.
- Vùng
Thái Nguyên 太原 thời Ngũ Đại Thập Quốc.
- Khu vực
phía nam Trường Giang 长江 sông Hoài 淮 thời Bắc Tống.
- Bình
nguyên Hoa bắc 华北thời Minh Thanh , và khu
vực Mân trung 闽中 cùng Thẩm Dương 沈阳.
Chú của người
dịch
1- Chữ “hào” ở đây trong nguyên tác in là 肴
2- Chữ “cận” ở đây trong nguyên tác là chữ 谨 (cẩn).
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 03/8/2020
Nguyên tác Trung văn
Trong quyển
THÚ VỊ VĂN HOÁ TRI THỨC ĐẠI TOÀN
趣味文化知识大全
Thanh Thạch 青石 biên
soạn
Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã,
2013
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật