CỔ ĐẠI THI NHÂN NHÃ XƯNG
Lí Bạch李白 tính cách phóng khoáng, không chịu câu thúc, Hạ Tri
Chương 贺知章 ca
ngợi Lí Bạch là “Trích tiên nhân” 谪仙人. Sự tưởng tượng
trong thơ LÍ Bạch phong phú kì lạ, phong cách hùng hồn sôi nổi, màu sắc tươi đẹp,
ngôn ngữ thanh tân tự nhiên, được người đời sau xưng là “Thi tiên”.
Thi thánh 诗圣: Đỗ Phủ 杜甫 (Đường)
Đỗ Phủ 杜甫 là
thi nhân hiện thực chủ nghĩa vĩ đại thời Đường. Học giả, thi nhân nổi tiếng đời
Minh là Dương Thận 杨慎 trong
Từ phẩm – Tự 词品 - 序 lần
đầu tiên dùng “Thi thánh” 诗圣 để gọi Đỗ Phủ. Cách gọi này được người đời sau dùng
theo.
Tấm
lòng của Đỗ Phủ luôn gắn với nhân dân, luôn lo việc nước, thơ của ông kết hợp
chặt chẽ với thời sự, tư tưởng sâu sắc. Về kĩ xảo sáng tác, Đỗ Phủ chú trọng
luyện chữ luyện câu, ngôn ngữ tinh luyện, cách luật nghiêm cẩn, có cống hiến cực
lớn đối với sự phát triển của thơ Đường. Bất luận là nhân cách hay thành tựu
văn học, Đỗ Phủ được xưng là “Thi thánh”, quả là không hổ thẹn.
Thi ma 诗魔: Bạch Cư Dị 白居易 (Đường)
Bạch Cư
Dị白居易 một
đời yêu thích thơ văn, hàng ngày có thói quen đọc và sao chép thơ văn, qua một
thời gian dài, đầu lưỡi của ông do vì đọc quá độ nên đã sinh vết loét, ngón tay
cũng vì do viết quá độ mà có vết chai.
Bạch Cư
Dị từng viết qua câu thơ để tự trào:
Tửu cuồng hựu dẫn thi ma phát
Nhật ngọ bi ngâm đáo nhật tây
酒狂又引诗魔发
日午悲吟到日西
(Cuồng với rượu lại thêm con ma thơ dẫn dắt
Buồn ngâm từ
lúc giữa trưa cho đến lúc xế chiều)
Do Bạch Cư Di cuồng nhiệt với
thơ ca, người đời sau căn cứ vào ý thơ của ông mà xưng ông là “Thi ma”.
Thi quỷ 诗鬼: Lí Hạ 李贺 (Đường)
Lí Hạ李贺 có
loại thơ miêu tả một thế giới ma quỷ li kì, như:
Quỷ đăng như tất điểm tùng hoa
鬼灯如漆点松花
(Lửa ma trơi lập loè di động trên ngọn tùng trông như
hoa tùng)
Quỷ vũ sái không thảo
鬼雨洒空草
(Mưa quỷ rưới lên cỏ hoang)
Thu phần quỷ xướng Bảo gia thi
Hận huyết thiên niên thổ trung bích
秋坟鬼唱鲍家诗
恨血千年土中碧
(Đêm thu nơi mộ phần, bọn quỷ ngâm câu thơ Bảo Chiếu
Máu hận của chúng trong đất hoá thành ngọc bích ngàn
năm vẫn không tiêu)
Bách niên lão kiêu thành mộc mị
Tiếu thanh bích hoả sào trung khởi
百年老枭成木魅
笑声碧火巢中起
(Chim kiêu sống lâu trăm tuổi biến thành loài yêu mị,
chúng đốt đi chiếc tổ
Ngọn lửa sắc xanh nổ reo như tiếng cười từ trong tổ rực
cháy lên)
Trong
thế giới ma quỷ thần tiên, Lí Hạ ruổi rong tưởng tượng, sáng tác nhiều bài thơ
nổi tiếng, hậu thế bèn xưng Lí Hạ là “Thi quỷ”.
Thi hào 诗豪: Lưu Vũ Tích 刘禹锡 (Đường)
Lưu Vũ
Tích刘禹锡 tài tư trác tuyệt, thơ của ông điềm tĩnh trang trọng,
cách điệu tự nhiên, cách luật không tỉ mĩ, rất nổi danh tại triều Đường. Bạch
Cư Dị 白居易cực lực xưng tán thơ của người bạn này:
Lưu quân thi tại xứ
Hữu thần vật hộ trì
刘君诗在处
有神物护持
(Thơ của Lưu quân ở đâu
Nơi đó có thần vật hộ trì)
Bạch Cư
Dị suy tôn Lưu Vũ Tích là “Thi hào” 诗豪, ý là hào kiệt, xuất
chúng trong số các thi nhân. Cách xưng hô này được đời sau dùng theo.
Thi kiệt 诗杰: Vương Bột 王勃 (Đường)
Vương Bột王勃 từ
nhỏ thông minh hiếu học, 6 tuổi đã có thể viết văn, văn bút trôi chảy, được
khen tặng là “thần đồng” 神童. Vương Bột lúc trẻ
đã viết được “thiên cổ danh cú”:
Lạc hà dữ cô vụ tề phi,
thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc
落霞与孤鹜齐飞
秋水共长天一色
(Ráng chiều buông và cánh cò đơn lẻ cùng bay
Nước sông thu với bầu trời dài liền một sắc)
Khiến người ta không thể không khâm phục tài hoa của
ông. Trong “Sơ Đường
Tứ kiệt” 初唐四杰, Vương Bột được xếp
hàng đầu, nên được xưng là “Thi kiệt”.
(còn
tiếp)
Huỳnh Chương Hưng
Nguồn
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật