“TỨ ĐƯỜNG” NGHIÊN CỨU GIÁP CỐT VĂN
“Tứ Đường”
四堂 nghiên
cứu giáp cốt văn chỉ bốn vị học giả nổi tiếng nghiên cứu giáp cốt văn trong lịch
sử hiện đại Trung Quốc. Do bởi tự hoặc hiệu của họ đều có chữ “đường” 堂, cho nên xưng là “Tứ Đường” 四堂.
Cách nói này sớm nhất có nguồn gốc từ một câu nổi tiếng do giáo sư Trần Tử Triển
陈子展 viết
ra:
Đường Đường Đường Đường, Quách Đổng La
Vương
堂堂堂堂, 郭董罗王
hiện họ đã được giới học thuật đã tiếp nhận rộng rãi.
Bốn người đó lần lượt là:
- Quách
Mạt Nh ược
郭沫若 (tự
Đỉnh Đường 鼎堂)
- Đổng
Tác Tân 董作宾 (tự
Ngạn Đường 彦堂)
- La Chấn
Ngọc 罗振玉 (hiệu
Tuyết Đường 雪堂)
- Vương
Quốc Duy 王国维 (hiệu
Quan Đường 观堂)
Bốn người
này đều có cống hiến to lớn đối với việc nghiên cứu giáp cốt văn.
Vương Quốc Duy王国维 viết
quyển Ân bốc từ trung sở kiến tiên công
tiên vương khảo 殷卜辞中所见先公先王考 đã sửa
chữa sai lầm cá biệt mà Sử kí 史记 ghi
chép, chứng minh tính “khả tín” của Ân sử mà Tư Mã Thiên 司马迁 biên
soạn.
La Chấn
Ngọc罗振玉 từ rất
sớm đã phát hiện nơi giáp cốt văn xuất thổ, đồng thời khảo chứng nơi đó là “Vũ Ất
chi đô” 武乙之都 (kinh đô của Vũ Ất) (1).
Đổng
Tác Tân董作宾 trước
sau từng nhiều lần tham dự công việc khai quật giáp cốt văn Ân Khư 殷墟, Giáp cốt văn
đoạn đại nghiên cứu lệ 甲骨文断代研究例 của ông là bộ trứ tác vạch thời đại trong lịch sử giáp
cốt văn.
Quách Mạt Nh ược郭沫若 biên
soạn Giáp cốt văn tự nghiên cứu 甲骨文字研究, Bốc từ thông soạn 卜辞通撰, khiến ông đạt đến đỉnh cao trong việc nghiên cứu
giáp cốt văn, sau giải phóng đảm nhiệm công tác chủ biên Giáp cốt văn hợp tập 甲骨文合集, khiến việc nghiên cứu giáp cốt văn đã phát triển
thêm một bước.
Chú của người
dịch
1- Vũ Ất 武乙 (?
– năm 1113 trước công nguyên): tính Tử 子,
danh Cù 瞿, con của Thương vương Khang Đinh 康丁, là vị quân chủ thứ 27 của triều Thương, định đô ở đất
Ân 殷.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 21/7/2020
Nguyên tác Trung văn
Trong quyển
THÚ VỊ VĂN HOÁ TRI THỨC ĐẠI TOÀN
趣味文化知识大全
Thanh Thạch 青石 biên
soạn
Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã,
2013
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật