Dịch thuật: Tế tự chưng thường - Chỉ có thể xem chứ không thể đùa (tiếp theo)

TẾ TỰ CHƯNG THƯỜNG
CHỈ CÓ THỂ XEM CHỨ KHÔNG THỂ ĐÙA
(tiếp theo)

Đỉnh – tế tự cần phải có
          Đỉnh được xem là trọng khí truyền quốc, tượng trưng cho quyền lực và thân phận của quốc gia. Chữ “đỉnh” cũng được phú cho ý nghĩa “hiển hách” 显赫, “tôn quý” 尊贵, “thịnh đại” 盛大, như “nhất ngôn cửu đỉnh” 一言九鼎, “đại danh đỉnh đỉnh” 大名鼎鼎, “đỉnh thịnh thời kì” 鼎盛时期, “đỉnh lực tương trợ” 鼎力相助  v.v...
          Đỉnh cũng là một trong những khí vật tế tự trọng yếu nhất trong thanh đồng khí, trong tế tự dùng để nấu thịt và đựng thịt. Thời Tam Đại đến thời Tần Hán kéo dài hơn 2000 năm, đỉnh luôn là lễ khí thần bí nhất và thường thấy nhất. Đa phần đỉnh có bụng tròn, 2 quai, 3 chân, cũng có loại đỉnh vuông 4 chân.
          Tại sao thịt tế nhất định phải dùng đỉnh? Dùng chén không được sao? Bạn chớ vội, hãy nghe giải thích.
          Đỉnh vốn là một khí vật dùng để nấu ở thời cổ, tương đương với nồi hiện nay, dùng để nấu hầm và đựng cá thịt. Hứa Thận 许慎 trong Thuyết văn giải tự 说文解字 có nói:
Đỉnh, tam túc lưỡng nhĩ, hoà ngũ vị chi bảo khí dã.
, 三足, 两耳, 和五味之宝器也
(Đỉnh là loại bảo khí có 3 chân, 2 quai, dùng để điều hoà ngũ vị)
          Có đỉnh tròn 3 chân, cũng có đỉnh vuông 4 chân. Đỉnh sớm nhất là loại đỉnh gốm bằng đất sét nung lên, về sau lại có đỉnh được chế tạo bằng đồng. Sau này lại có thêm truyền thuyết, nên địa vị của đỉnh càng được nâng cao.
          Truyền thuyết Hạ Vũ 夏禹 từng thu lấy kim loại ở chín châu đúc ra cửu đỉnh dưới Kinh sơn 荆山 để tượng trưng chín châu, đồng thời bên trên có chạm khắc đồ hình “si mị 魑魅, võng lượng 魍魉(1) để mọi người cảnh giác, phòng ngừa bị tổn hại. Từ khi có truyền thuyết Hạ Vũ đúc cửu đỉnh, đỉnh từ một khí vật nấu thông thường phát triển thành trọng khí truyền quốc. Đất nước gặp tai hoạ thì phải dời đỉnh, triều Hạ diệt vong, triều Thương hưng khởi, cửu đỉnh dời đến kinh đô nhà Thương là Bạc kinh 亳京; triều Thương diệt vong, triều Chu hưng khởi, cửu đỉnh lại dời đến kinh đô nhà Chu là Hạo kinh 镐京. Từ triều Thương đến triều Chu, gọi định đô hoặc kiến lập vương triều xưng là “định đỉnh” 定鼎.

Vô tửu bất thành lễ
          Trung Quốc cổ đại có câu: “Vô tửu bất thành lễ” 无酒不成礼, rượu là thứ cần phải có trong các hoạt động tế thần tế tổ, lễ nghi qua lại, yến tiệc tân khách. Văn hoá này được kéo dài, bạn xem, hiện nay bạn bè tập trung, đồng sự tập hợp, gia đình bày tiệc, trên bàn nào mà thiếu rượu đâu? Nếu thiếu loại này chẳng phải nói là bạn hơi giận, mà là lễ nghi không chu đáo! Rượu đương nhiên đã quan trọng như thế, thì thanh đồng khí đựng rượu cũng đương nhiên thành lễ khí.
          Tổ hợp tửu khí giản đơn nhất là 1 tước 1 cô dùng để châm và uống. Tước, có tên gọi tửu khí này do bởi tạo hình của nó giống con chim tước, phía trước có đường rãnh, giống mỏ chim, phía sau có đuôi, dưới bụng có chân nhỏ mà dài. Thời cổ, chữ và chữ đồng âm thông dụng, cho nên gọi là “tước” .
          Tước , giác , giả đều là vật dùng để uống, nhưng về hình dáng có sự khu biệt. “Giác” không có trụ, đuôi và rãnh đều có hình tam giác nhọn ở phần đầu. Dung lượng của “giả” tương đối lớn, có 2 trụ mà không có rãnh và đuôi. Cuối đời Thương đầu đời Chu, xuất hiện chí , đa phần tổ hợp với tước để sử dụng. “Quang” cũng là loại dùng để uống, hình dạng có nắp, có rãnh, có núm, phần dưới của nó có dạng hình vuông hoặc có 4 chân. Còn như “bôi” , “tôn” được dùng làm đồ để uống thì xuất hiện vào trung kì Chiến Quốc, đến đời Hán thì thịnh hành. Khí vật đựng rượu chủ yếu có tôn , dữu , phương di 方彝, bẫu , lôi , hồ ... Tôn và dữu đa phần phối hợp thành bộ để sử dụng. Phương di 方彝 xuất hiện tương đối muộn, cũng phối hợp với tôn. Một tổ hợp tôn, dữu hoặc tôn, phương di vào thời cổ là tửu khí tôn quý, có người cho rằng, “tôn” trong tôn quý cũng từ đó mà ra. Sau thời Chiến Quốc, loại “viên hồ” 圆壶 bụng lớn có tên là “chung” , cũng là một loại tửu khí. Đời Hán, “phương hồ” 方壶 có tên là “phương” , thời Chiến Quốc “biên hồ” 扁壶có tên là “giáp” . Một số tửu khí dùng để đựng có phụ thêm “chước” (cái gáo múc), chước có cán dài, phần đầu có hình cái “bôi” . “Cấm” cũng có thể gọi là tửu khí, nó là một cái đài hình chữ nhật dùng để đựng tửu khí bên trên.

Thịt dùng đỉnh để đựng, những thực vật khác dùng thứ gì để đựng?
          Tửu có tửu khí, thực vật đương nhiên cũng có “thực khí” 食器 (vật dùng để đựng thức ăn). Vật bằng đồng dùng đựng thức ăn cũng là lễ khí, nhân vì vật  bằng đồng dùng đựng, nấu thức ăn khác nhau nên cũng đại biểu cho đẳng cấp khác nhau. “Thực khí” với ý nghĩa chân chính có quỹ , phủ , đôn , đậu . “Quỹ” là loại thường thấy nhất trong số thực khí, dùng đựng cơm gạo thử, gạo tắc. Bề ngoài quỹ rất đa dạng, phân ra loại có nắp, loại không có nắp, loại có quai, loại không có quai. Vãn kì đời Thương, thời Tây Chu, thời Xuân Thu là tương đối thịnh hành. Quỹ  đời Chu ở dưới chân cong đa phần phụ thêm đế vuông, đó là do người xưa trải chiếu mà ngồi, thực khí có đế để tiện việc lấy thức ăn. Quỹ có hình dáng rất lớn, như Lệ Vương quỹ 厉王簋đời Chu, cao 59cm, nặng 60 ngàn gram. Quỹ và đỉnh phối hợp nhau, là số chẵn, như 8 quỹ, 6 quỹ, 4 quỹ, 2 quỹ, lần lượt đại biểu cho đẳng cấp quý tộc khác nhau. Trung và hậu kì thời Xuân Thu, xuất hiện loại “đôn” , cũng dần lưu hành. Đôn thời Xuân Thu dáng tròn có nắp, đến thời Chiến Quốc, đôn diễn biến thành nắp và thân đồng hình, có dạng hình quả trứng, tục gọi là “tây qua đỉnh” 西瓜鼎. Đôn cùng với quỹ , là tổ hợp số chẵn. Còn có một loại thực khí khác là “đậu” . Đậu bằng đồng có loại bụng sâu, có loại như cái dĩa. Thời Chiến Quốc có loại đậu dáng vuông, gọi là “kĩ” .  Loại đậu như cái dĩa gọi là “phô” . Loại khí vật này dùng mãi đến đời Hán, hình dáng biến hoá không lớn lắm, nhưng chất liệu có khác nhau.
          Lễ nghi tế tự đầy tinh thần nhân văn mãi truyền lại. Tế tự ngày nay không giản đơn là tế quỷ thần, cũng không phải nhắm mắt sùng bái thần linh, mà là đào luyện tinh thần nhân văn. Ngoài ra, dưới tác dụng trong quan niệm “sự tử như sự sinh” 事死如事生 (thờ phụng người đã mất giống như thờ phụng lúc họ còn sống), tế tự đối với tổ tiên giống như đạo hiếu, trở thành căn bản của đạo đức.
                                                                                                (hết)

Chú của người dịch:
1- Theo “Hán Việt tự điển” của Thiều Chửu:
          Si mị 魑魅 là loài yêu quái ở gỗ, ở đá hoá ra.
Võng lượng 魍魉: giống yêu quái ở gỗ đá.

Phụ lục hình trên mạng
Tước


Giả




Quang

                                                                         Huỳnh Chương Hưng
                                                                         Quy Nhơn 27/7/2020

Nguồn
HOẠT TẠI ĐẠI HÁN
活在大汉
Tác giả: Kì Mạc Hân 祁莫昕
Thành Đô: Tứ Xuyên nhân dân xuất bản xã, 2018
Previous Post Next Post