HOA KIA ĐÃ
CHẮP CÀNH NÀY CHO CHƯA (1264)
Thành
ngữ “Di hoa tiếp mộc” 移花接木 nghĩa gốc vốn là một phương pháp trồng cây, đem cành
nhánh hoặc mầm chồi của loại cây này chuyển đến gắn vào loại cây kia. Dẫn đến ý
nghĩa ngầm sử dụng thủ đoạn thay người đổi vật, lấy giả làm chân, lừa gạt người
khác. Thành ngữ này thường thấy trong tiểu thuyết.
Câu
chuyện kể rằng: Ngày xưa có một người làm vườn, làm quanh năm mà chẳng kiếm được
bao nhiêu tiền. Ngày nọ, anh ta đột nhiên nghĩ ra một ý tưởng kì lạ, đem cành
nhánh của loại cây này ghép vào loại cây kia, rồi ra sức chăm sóc, cây nọ trổ
hoa rất đẹp, đem bán rất có giá, nhờ đó mà kiếm được nhiều tiền. Anh ta vui mừng
ra ngoài uống rượu, uống đến say. Người khác thừa lúc anh ta say, moi được bí mật
“di hoa tiếp mộc” từ miệng anh ta nói ra. Năm sau anh ta bán không còn được giá
nữa.
Tình sâu mong
trả nghĩa dày
Hoa kia đã chắp
cành này cho chưa
(“Truyện Kiều” 1263 - 1264)
Trong “Kim Vân Kiều” (Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích,
ghi rằng:
Hoa phổ: Hữu giá hoa tiếp thụ pháp cái tá dụng
dĩ vi Thuý Vân giá Kim Trọng dã.
花譜: 有嫁花接樹法蓋借用謂以翠雲嫁金重也
(Sách
hoa phổ: Có phép chắp hoa tiếp cây, ý mượn điển ấy, nói gả Thuý Vân cho Kim Trọng
thay Kiều)
(Sài Gòn: nxb Sống Mới, 1960)
Xét: Câu 1263 trong “Truyện Kiều” ý nói không biết Thuý
Vân đã được gả cho Kim Trọng chưa?
Bản “Kim Vân Kiều” của Bùi Khánh Diễn, câu 1264 là:
Hoa kia đã chắp CỖI này cho chưa?
Trong “Tư liệu Truyện Kiều - Bản Duy Minh Thị 1872” do GS Nguyễn Tài Cẩn
phiên Nôm, câu 1263 và 1264 là:
Tình sâu mong GIẢ nghĩa dày
Hoa kia đã chắp CÂY này cho chưa?
(Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2002)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn
14/7/2020
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật