DẬP DÌU LÁ GIÓ CÀNH CHIM (1231)
Lá gió cành chim: Điển xuất từ 2 câu
thơ “Vịnh ngô đồng” 咏梧桐 của Tiết Đào薛涛 thời Đường.
Tương
truyền, Tiết Đào năm khoảng 8, 9 tuổi, nhân một hôm phụ thân là Tiết Vân 薛郧 chỉ
vào cây ngô đồng trong sân, đọc hai câu:
Đình trừ nhất cổ đồng
Tủng cán nhập vân trung
庭除一古桐
耸干入云中
(Cây ngô đồng trong sân
Thân cao vút vào trong mây)
bảo Tiết Đào làm tiếp để hoàn thành bài thơ. Tiết Đào
liền đọc hai câu:
Chi nghinh nam bắc điểu
Diệp tống vãng lai phong
枝迎南北鸟
叶送往来风
(Cành đón chim nam bắc
Lá đưa gió lại qua)
Hai câu
sau đối trượng công chỉnh, đương thời không có ý tưởng đặc thù, nhưng hai câu
đó đã khắc hoạ cuộc đời của Tiết Đào, về sau Tiết Đào trở thành kĩ nữ.
Tiết Đào 薛涛 (khoảng
768 – 832) danh Viên 媛, tự Hồng Độ 洪度 (có thuyết là Hoành Độ 宏度),
ca kĩ và là thi nhân thời Đường.
Dập dìu lá
gió cành chim
Sớm đưa Tống
Ngọc, tối tìm Trường Khanh
(“Truyện Kiều” 1231 – 1232)
Lá gió cành
chim: Nàng Tiết Đào đời Đường lúc nhỏ
làm bài thơ có câu: “Chi nghinh nam bắc điểu. Diệp tống vãng lai phong” nghĩa
là: “Cành đón chim nam bắc, Lá đưa gió lại qua”. Người cha đoán số con sẽ là
gái giang hồ. Đây chỉ cảnh gái giang hồ tiếp khách bốn phương đến.
(Đào Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội – 1989)
Trong “Kim Vân Kiều” (Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích,
ghi rằng:
Quận quốc nhã đàm: Tiết Đạo phụ vịnh tỉnh
ngô thi: đình trừ nhất cổ đồng, tủng các nhập vân trung. Đào tục vân: chi
nghênh nam bắc điểu, diệp tống vãng lai phong.
郡國雅談: 薛濤父詠井梧詩庭除一古桐聳幹入雲中濤續云枝迎南北鳥葉送往來風
(Sách
Quận quốc nhã đàm: Cha nàng Tiết Đào vịnh thơ cây vông trên giếng rằng: Trong
sân có cây vông đã lâu, cành ngọn vào trong mây. Nàng Đào nối nói: cành đón
chim nam chim bắc, lá đưa gió đi gió lại)
(Sài Gòn: nxb Sống Mới,
1960)
Xét: Bản “Kim Vân Kiều”
của Bùi Khánh Diễn, câu 1232 là:
Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm TRÀNG Khanh
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 01/7/2020
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật