CHỮ “BÁI” 拜TRONG HÁN NGỮ CỔ
1- Một loại lễ
tiết biểu thị ý kính trọng
Cách
bái của người xưa là, trước tiên quỳ xuống, đầu cúi thấp đến tay ngang với tim.
Trong Tả truyện – Hi Công tam thập nhị niên 左傳 - 僖公三十二年 có
câu:
Bốc Yển sử đại phu bái
卜偃使大夫拜
(Bốc Yển bảo đại phú bái)
Trong
bài Tân hôn biệt 新婚別 của Đỗ Phủ 杜甫:
Thiếp thân vị phân minh
Hà dĩ bái cô chương?
妾身未分明
何以拜姑嫜
(Danh phận thiếp chưa rõ ràng
Thiếp làm sao bái cha mẹ chồng)
Dẫn đến
ý nghĩa “yết kiến”, “bái kiến”.
Trong Luận ngữ - Dương Hoá 論語 - 陽貨 có
câu:
Khổng Tử thời kì vô dã nhi vãng bái chi.
孔子時其亡也而往拜之
(Khổng Tử hỏi thăm lúc anh ta (Dương Hoá) không có ở
nhà liến đến bái tạ)
2- Trao (chức
quan)
Trong Sử kí – Hoài Âm Hầu liệt truyện 史記 - 淮陰侯列傳 có
câu:
Chí bái Đại tướng, nãi Tín dã.
至拜大將, 乃信也
(Đến lúc bái làm Đại tướng, mới biết là Hàn Tín)
Trong Trần tình biểu 陳情表 của Lí Mật 李密:
Chiếu thư đặc há, bái thần Lang trung
詔書特下, 拜臣郎中
(Chiếu thư đặc biệt ban xuống, bái thần làm Lang trung)
Trong Liễu Tử Hậu mộ chí minh 柳子厚墓誌銘 của Hàn Dũ 韓愈:
Nãi
phục bái Thị ngự sử
乃復拜侍御史
(Bèn cho phục chức bái làm Thị ngự sử)
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 19/7/2020
Nguyên tác Trung văn trong
CỔ ĐẠI HÁN NGỮ
古代漢語
(tập 3)
Chủ biên: Vương Lực 王力
Trung Hoa thư cục, 1998.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật