BẮN TIN ĐẾN
MẶT TÚ BÀ (1375)
Bắn tin: từ “bắn tin” này lấy điển từ câu chuyện Tô Vũ.
Tô Vũ 苏武 (năm
140 – năm 60 trước công nguyên), người Đỗ Lăng 杜陵,
nhà ngoại giao kiệt xuất thời Tây Hán. Thời Hán Vũ Đế 汉武帝giữ
chức Lang 郎. Năm Thiên Hán 天汉nguyên
niên (năm 100 trước công nguyên) phụng mệnh đi sứ Hung Nô, bị giữ lại. Quý tộc
Hung Nô nhiều lần uy hiếp dụ dỗ, muốn ông đầu hàng, nhưng ông không chịu. Về
sau Tô Vũ bị đày đến Bắc Hải 北海 chăn dê. Trải qua
mười mấy năm ở Hung Nô, Tô Vũ vẫn kiên cường bất khuất.
Năm Hậu
Nguyên 后元 thứ
2 – niên hiệu của Hán Vũ Đế, (năm 87 trước công nguyên), Chiêu Đế 昭帝lên ngôi. Mấy năm sau, Hung Nô và triều Hán đạt được
hoà nghị, triều Hán cho tìm Tô Vũ nhưng Hung Nô nói gạt là Tô Vũ đã chết. Triều Hán phái sứ giả đến Hung Nô. Thường Huệ
常惠 -
viên phó sứ cũng bị giữ lại ở Hung Nô, xin người canh giữ mình đang đêm cùng với
người đó đến gặp Hán sứ, thuật lại tình hình của Tô Vũ, bảo Hán sứ nói với Thiền
Vu 單于 rằng: Thiên tử triều Hán trong lúc đi săn ở vườn Thượng
Lâm 上林, bắn được một con chim nhạn, nơi chân có buộc một bức
thư, trong thư nói là Tô Vũ hiện đang ở Bắc Hải. Hán sứ vô cùng vui mừng, theo
lời của Thường Huệ trách Thiền Vu. Thiền Vu vô cùng kinh ngạc xin lỗi Hán sứ,
nói rằng: “Quả thực Tô Vũ hãy còn sống”.
Mùa
xuân năm Thuỷ Nguyên 始元thứ 6 (năm 81 trước
công nguyên) đời Hán Chiêu Đế, Tô Vũ được phóng thích trở về lại Trường An 长安.
Bắn tin đến mặt
Tú Bà
Thua cơ, mụ
cũng cầu hoà dám sao
(“Truyện Kiều” 1375 - 1376)
Bắn tin: Đưa tin qua một người khác có vẻ như mình không hề
tham dự gì, khác với nhắn tin.
(Đào Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội – 1989)
Trong “Kim Vân Kiều” (Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích,
ghi rằng:
Hán thư: Vũ Đế tại Thượng Lâm đắc Vũ đẳng xạ
thư tri Vũ sở tại.
漢書: 武帝在上林得武等射書知武所在
(Sách
Hán: Vua Vũ ở vườn Thượng Lâm được thơ của bọn Tô Vũ bắn về, biết ngươi Vũ ở đấy)
(Sài Gòn: nxb Sống Mới,
1960)
Xét: “Bắn tin” ở câu 1375 này, chỉ có nghĩa là đưa tin tới.
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 31/7/2020
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật