BẠC TÌNH NỔI
TIẾNG LẦU XANH (1159)
Đỗ Mục 杜牧 thời
Đường có bài Khiển hoài 遣怀. Bài thơ nói lên niềm
cảm khái của nhà thơ về nhân sinh, tự thương mình hoài tài bất ngộ. Thời gian đầu
nhà thơ sa đà chìm đắm trong cuộc sống thanh sắc. Về sau hối ngộ, tự trách
mình.
Lạc phách giang hồ tái tửu hành
Sở yêu tiêm tế chưởng trung khinh
Thập niên nhất giác Dương Châu mộng
Doanh đắc thanh lâu bạc hãnh danh
落魄江湖载酒行
楚腰纤细掌中轻
十年一觉扬州梦
赢得青楼薄幸名
(Thất ý phóng lãng mang rượu rong chơi khắp chốn giang
hồ
Những ca kĩ eo thon của nước Sở thân hình nhẹ nhàng ca
múa
Mười năm vui chơi chốn Dương Châu dường như một giấc mộng
Chỉ được cái tiếng bạc tình ở chốn lầu xanh)
Bạc tình nổi
tiếng lầu xanh
Một tay chôn
biết mấy cành phù dung
(“Truyện Kiều” 1159 – 1160)
Bạc tình: Yêu người ta rồi ruồng bỏ
Lầu xanh: Chữ Hán là “thanh lâu”, có nhiều nghĩa: nơi ở của người
phụ nữ sang trọng, nhà đĩ. Khi chuyển sang tiếng Việt thì nghĩa sau được thông
dụng, mà hai nghĩa lại mâu thuẫn cực đoan với nhau, cho nên để tránh mâu thuẫn
do những từ đồng âm phản nghĩa gây nên, cho nên nghĩa trước bị mất đi.
(Đào Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội – 1989)
Xét: Theo ý riêng, câu 1159 trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du
đã liên tưởng đến bài “Khiển hoài” của Đỗ Mục.
Huỳnh Chương Hưng
Quy
Nhơn 07/7/2020
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật