PHỤ MÃ, NGẠCH PHỤ, CÔNG CHỦ
Phụ mã, ngạch
phụ
Thời
Hán Vũ Đế 汉武帝 thiết
lập chức Phụ mã đô uý 驸马都尉, là quan thị tụng
cao cấp của hoàng đế. Khi hoàng đế xuất tuần, để đảm bảo an toàn cho chính xa 正车 mà
hoàng đế thừa toạ, còn thiết lập một số phó xa 副车,
bên ngoài trang sức tương tự chính xa. Chức trách của phụ mã là chưởng quản phó
xa. Ban đầu, Phụ mã đô uý đa phần do con em của hoàng thất hoặc ngoại thích
cùng con em của vương công đại thần đảm nhậm. Đến thời Tam Quốc, Hà Yến 何晏 nước
Nguỵ nhân vì kết hôn cùng công chúa, được trao chức Phụ mã đô uý. Về sau, Đỗ Dự
杜预kết hôn cùng con gái của Tư Mã Ý 司马懿 (Tấn
Tuyên Đế 晋宣帝) là Đường Sơn
công chúa 堂山公主, cũng được bái làm Phụ mã đô uý. Sau thời Nguỵ Tấn,
con rể của hoàng đế theo lệ gia thêm xưng hiệu Phụ mã đô uý, gọi tắt là “Phụ
mã” 驸马 (1). Phụ mã không phải là chức quan chỉ là xưng hiệu mà
thôi. Từ đó, “phụ mã” trở thành quan danh của con rể hoàng đế. Đời Thanh đổi gọi
phụ mã là “ngạch phụ” 额驸.
Công chủ
Danh từ
“công chủ” 公主 (2) từ thời Xuân Thu Chiến Quốc mới bắt đầu có. Thiên tử
triều Chu gả con gái cho chư hầu, tự mình
không chủ trì hôn lễ, mà nhờ chư hầu cùng họ đến làm chủ hôn. Đương thời, chư hầu
của các chư hầu quốc thông thường xưng là “công” 公,
còn “chủ” 主 chính
là mang ý nghĩa “chủ hôn”, cho nên nhân vì chư hầu làm chủ hôn, nên con gái của
thiên tử được gọi là “công chủ”. Con gái của chư hầu đương thời cũng gọi là
“công chủ”. Đến thời Hán, chỉ có con gái của hoàng đế mới được gọi là “công chủ”,
còn con gái của chư hầu vương được gọi là “ông chủ” 翁主.
Như vậy, “công chủ” chỉ là biểu thị con gái của hoàng đế. Về sau, cách gọi này được
kéo dài liên tục.
Chú của người
dịch
1- Phụ mã驸马: mọi người quen
gọi là “phò mã”, “Phụ mã đô uý” gọi là “Phò mã đô uý”.
2- Công chủ公主: mọi người quen
gọi là “công chúa”.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 29/6/2020
Nguồn
TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI VĂN HOÁ THƯỜNG THỨC
中国古代文化常识
Biên soạn: Thiệu Sĩ Mai 邵士梅
Đào Tịch Giai 陶夕佳
Tưởng Tiểu Ba 蒋筱波
Tam Xuân xuất bản xã, 2008
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật