VƯƠNG TRIỀU NGƯỜI BA VÌ SAO BIẾN MẤT
(tiếp theo)
Nhưng
có người lại có ý kiến khác, cho rằng người Ba trước khi Lẫm Quân 廪君 thống trị bộ lạc đã liên hệ mật thiết với
Hoàng Đế 黄帝 trung nguyên, người Ba với Hoa Hạ 华夏trung nguyên cùng một nguồn, thậm chí
cho rằng là một chi trong nhiều bộ lạc do Hoàng Đế thống suất. Hơn nữa, nước Thục
cùng với người Ba gọi chung, theo truyền thuyết cùng với “Hạ” 夏 đồng xuất từ Chuyên Húc 颛顼, cháu của Hoàng Đế. Số lượng lớn đồ đồng
tinh xảo xuất thổ từ nước Ba cách xa ngàn dặm, bị núi cao hang sâu tương cách,
“Thục đạo nan, nan dĩ thướng thanh thiên” 蜀道难, 难以上青天 (đường đến đất Thục gian nan, khó hơn lên trời xanh) lại cùng đồ đồng Ân
Thương có phương thức hoàn toàn giống nhau. Nhân đó văn hoá nước Ba không hề là
hoàn toàn tự sinh, mà là “bản thị đồng căn sinh” 本是同根生 (vốn cùng một gốc sinh ra) với văn minh trung nguyên. Người Ba với đời Chu có mối quan hệ tương đối rõ, nhưng có hay không có
quan hệ với Hoàng Đế, Hạ, Thương lại là một câu đố.
Còn
có một bí ẩn khác về nước Ba đó là người Ba tại sao đột nhiên mất tăm tích, không có chút tin tức gì trong lịch
sử. Bí ẩn về tung tích mười mấy vạn người Ba thần kì, mấy ngàn năm nay vô số
người khổ công truy tìm, mong muốn tìm được lời giải, nhưng đều không được.
Có
người nói rằng, nước Ba sau khi bị Tần diệt, nhân khẩu của họ cũng bị chôn sống
toàn bộ, cách nói này có lẽ phần nhiều suy đoán trên cơ sở sự tàn bạo của quân
Tần và thuyết 20 vạn quân Triệu bị chôn sống.
Có người nói rằng, người Ba sau khi bị
Tần diệt, trừ những người chết ra, đều đã dời chuyển đại quy mô. Phụ cận khu vực
Thương Lạc 商洛 Thiểm Tây 陕西, chuyên gia khảo cổ khi tìm hiểu khởi
nguyên hơn 900 hang động thần bí ở Thương Lạc, lại phát hiện chấn động có người
Ba mất tích. Theo hiểu biết, hang động thần bí phát hiện ở Thương Lạc mặt đều
hướng về núi, gần sông, cho nên mỗi khi vào động phải vượt qua giòng nước chảy
xiết, trong động có hình chữ nhật, bốn vách bằng phẳng, có dấu vết người đục rõ
ràng. Từ tập tính người Ba trước mắt biết được mà nói, bản thân hang động thần
bí có nhiều chỗ tương đồng với cuộc sống của người Ba tại đất Xuyên 川, lại phát hiện tàn tích vật tuỳ táng trong “thuyền
quan” 船棺 (quan tài hình thuyền), hơn nữa còn có
một số văn vật của người Ba kế tiếp được phát hiện. Những văn vật này cùng với
những văn vật của người Ba phát hiện tại Tam Hiệp 三峡dường như cùng một tuyến, phù hiệu trên khí cụ của họ cũng nhất trí đến
kinh ngạc. Vì thế có người nảy sinh sự suy đoán mạnh mẽ: người Ba một dạo mất
tích có phải giống như những gì miêu tả trong Đào hoa nguyên 桃花源của Đào Uyên Minh 陶渊明, vì tránh chiến loạn mà ẩn cư? Hang động thần bí chẳng
lẽ là “đào hoa nguyên” của người Ba cổ đại đã biến mất?
Thuyết
thứ ba cho rằng người Ba không hề mất tích, cũng không rời khỏi nơi họ ở, họ
chính là tổ tiên của người tộc Thổ Gia 土家 hiện nay. Bắt đầu từ trung kì những năm
90 của thế kỉ 20, các chuyên gia lợi dụng kĩ thuật di truyền DNA tính toán phân
tích mối quan hệ giữa người Ba cổ và tộc Thổ Gia hiện nay, nhiều lần tiến hành
thực nghiệm so sánh gien đối với huyết dịch của người tộc Thổ Gia vùng Tam Hiệp
三峡 cùng lưu vực sông Thanh 清 và hài cốt được treo trên vách núi. Sở dĩ sử liệu
sau này không thấy người Ba là nhân vì nước Ba không tồn tại, cũng không có người
mà gọi là người Ba, nhưng hậu duệ của họ vẫn sinh sống trên mảnh đất ấy, hình
thành tộc Thổ Gia. Khảo sát phương thức sinh hoạt, tập tục của người Thổ Gia
cùng với người Ba xa xôi quả thực rất giống nhau. Nhưng cách nói này cũng chưa
được công chúng công nhận.
Vương
triều người Ba kì dị từng có qua lịch sử máu và lửa, ghi chép trong sử sách
không gì là không liên quan đến chiến tranh, đó là một vương quốc vĩ đại, vẫn tồn
tại nhiều bí ẩn chưa có lời giải, khiến chúng ta tạm thời chưa có cách tiến
thêm một bước tìm hiểu lịch trình phấn đấu của họ. (hết)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 11/6/2020
Nguyên tác Trung văn
BA NHÂN VƯƠNG TRIỀU VỊ HÀ YÊN MỘT
巴人王朝为何湮没
Trong quyển
TRUNG QUỐC VỊ GIẢI CHI MÊ
中国未解之谜
Tác giả: Hải Tử 海子
Trung Quốc Hoa Kiều xuất bản xã, 2013
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật