Dịch thuật: Tần - Kim quỹ, thạch thất

TẦN - KIM QUỸ, THẠCH THẤT

CUNG THẤT TRIỀU TẦN
          Tần khởi lên từ thượng du sông Vị , theo thế lực ngày càng mạnh, đô thành không ngừng từ phía tây dời về phía đông. Học giả cận đại nổi tiếng Vương Quốc Duy 王国维 tiên sinh chỉ ra rằng:
          Thời chu, đô ấp nước Tần phân làm 3 nơi, tương đương với thời Tông Chu, Xuân Thu, Chiến Quốc. Tây Thuỳ 西垂, Khuyển Khâu 犬邱, Tần , thành chỉ đều tại phía tây Lũng Chỉ 陇坁, là cố đô của Tông Chu và Tần. Chỗ hội nhau
của sông Khiên sông Vị , Bình Dương 平阳, Ung , thành chỉ tại trong khu vực Hữu Phù Phong 右扶风 triều Hán, là đô ấp của Tần sau khi Chu thất dời về phía đông Tần được đất Kì Tây 崎西. Kinh Dương 泾阳, Lịch Dương 栎阳, Hàm Dương 咸阳, thành chỉ tại hạ du sông Kinh sông Vị , là đô ấp của Tần khi chiếm được lãnh thổ phía đông sau thời Chiến Quốc (1).
          Sau khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc, xác định Hàm Dương 咸阳là đô thành nước Tần. Hàm Dương tại phía nam núi Cửu Tông 九嵕, phía bắc sông Vị , nhân vì đều ở phía nam của núi của sông, cho nên gọi như thế, thành chỉ của nó tại phía tây bắc thành phố Tây An 西安 ngày nay. Tần Thuỷ Hoàng xây dựng nhiều cung điện, cung điện hoàng gia phú lệ đường hoàng dường như trải khắp cả thành Hàm Dương. Cổ bản Tam phụ hoàng đồ 三辅黄图 ghi chép rằng:
          Hàm Dương bắc chí Cửu Tông, Cam Tuyền; nam chí Ngạc, Đỗ; đông chí Hà; tây chí Khiên, Vị chi giao, đông tây bát bách lí, nam bắc tứ bách lí, li cung biệt quán, tương vọng liên thuộc (2).
          咸阳北至九嵕, 甘泉; 南至鄂, ; 东至汧, 渭之交, 东西八百里, 南北四百里, 离宫别馆, 相望联属 (2)
          (Hàm Dương phía bắc đến Cửu Tông, Cam Tuyền, phía nam đến Ngạc, Đỗ; phía đông đến Hoàng Hà, phía tây đến chỗ sông Khiên sông Vị giao nhau, đông tây 800 dặm, nam bắc 400 dặm li cung biệt quán nối liền nhau)
          Từ đó có thể thấy, cung thất đô thành Hàm Dương của Tần Thuỷ Hoàng bao gồm cung thành Hàm Dương có cung Hàm Dương trong đó cùng trong chu vi mấy trăm dặm có rất nhiều li cung biệt uyển. Sử xưng:
          Hàm Dương kì bàng nhị bách lí nội, cung quán nhị bách thất thập (3).
          咸阳其旁二百里内, 宫馆二百七十
          (Trong 200 dặm cạnh Hàm Dương, có đến 270 cung quán)
          Mãi cho đến lúc Tần Thuỷ Hoàng mất trên đường tuần du, công trình kiến trúc to lớn của ông vẫn chưa xong.
          Cung thất nổi tiếng nhất Hàm Dương là cung Hàm Dương 咸阳. Thuỷ Hoàng năm thứ 34 (năm 213 trước công nguyên) bắt đầu phong trào “phần thư” 焚书, chính là tại buổi yến tiệc ở cung Hàm Dương dẫn phát ra. Ngoài cung Hàm Dương ra, cung thất nổi tiếng nhà Tần bao gồm: cung Lan Trì 兰池 ở phía bắc sông Vị, cung Hưng Lạc 兴乐, Tín cung 信宫 và cung A Bàng 阿房 ở phía nam sông Vị, trong đó cung A Bàng có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử. Cung A Bàng bắt đầu xây dựng vào năm thứ 9 sau khi Tần diệt 6 nước, nguyên nhân là Tần Thuỷ Hoàng thấy cung thất của tiên vương chật nhỏ, không thể dung nạp quý tộc cũ của 6 nước trên cả ngàn người đến triều kiến, thế là Tần Thuỷ Hoàng cho xây một triều cung quy mô to lớn trong vườn Thượng Lâm 上林 ở phía nam sông Vị, cung A Bàng chính là tiền điện của triều cung. Cung A Bàng không phải là tên gọi của cả chỉnh thể cung điện, đương thời chưa có định danh, nhân 3 mặt đông, tây, bắc của tiền điện lấy tường cao làm bình phong, tục xưng là A Thành 阿城 (4). Về sau cung A Bàng thành xưng vị của cả quần thể cung điện. Cung A Bàng được xây dựng trên nền đài cao lớn, đông tây 500 bộ, nam bắc 50 trượng, trên dưới 2 tầng, trên có thể ngồi cả vạn người, dưới xây ngũ trượng kì, 4 phía đường giữa các gác liền nhau. Cung A Bàng lấy Nam mộc 楠木 làm rường, lấy Nam sơn 南山 làm khuyết, Bắc khuyết môn là Từ Thạch môn 磁石门, sử xưng là “Quy hoạch rộng lớn hơn 300 dặm, li cung biệt quán, núi non khắp cùng, đường xe chạy liền nhau, đường xá hơn 80 dặm thông đến Li sơn 骊山, lấy đỉnh Nam sơn 南山 làm khuyết, lấy Phàn xuyên 樊川 làm trì (5).

MINH ĐƯỜNG, KIM QUỸ, THẠCH THẤT
     Sử học gia Tư Mã Thiên 司马迁 nói rằng:
          Chu đạo phế, Tần bạt khứ cổ văn, phần diệt thi thư, cố minh đường, thạch thất, kim quỹ ngọc bản đồ tịch tán loạn (6).
          周道废, 秦拔去古文, 焚灭诗书, 故明堂, 石室, 金匮玉版图籍散乱.
          (Đạo nhà Chu bị phế, Tần gạt bỏ cổ văn, đốt diệt thi thư, cho nên ngọc bản đồ tịch của minh đường, thạch thất, kim quỹ bị thất tán).
          Quốc tử bác sĩ, Hoằng Văn quán học sĩ Tư Mã Trinh 司马贞 triều Đường trong Sách dẫn 索引 có nói: Thạch thất, kim quỹ đều là nơi nhà nước tàng trữ sách. Trung lang ngoại binh Tào tham quân Bùi Nhân 裴駰 triều Tống trong Tập giải 集解 có nói: khắc ngọc bản làm văn tự. Minh đường, Kim quỹ, Thạch thất thời Tần cụ thể tại nơi nào của cung thất triều Tần, trong sử thư không có ghi chép rõ ràng. Nhưng từ những ghi chép trên và trong Sách giải 索解  (*) có thể biết, Minh đường, Kim quỹ, Thạch thất là nơi cung đình triều Tần tàng trữ sách.
          Cung đình thời Tần nơi tàng trữ sách không chỉ tàng trữ điển tịch đương thời, mà còn tàng trữ văn kiện, hồ sơ cơ mật. Một số điển tịch và văn kiện, hồ sơ quan trọng, nhìn chung ngoài chính bản ra, còn có phó bản, lần lượt tàng trữ tại những chỗ khác nhau. Như Tần luật lệnh, chính bản được tàng trữ ở Trung xu mật thất 中枢密室, một khi phát hiện tự tiện phát ra, xem lén, hoặc tước bỏ một chữ trong cấm lệnh, lập tức sẽ bị phán xử cực hình; phó bản tàng trữ tại Bí các 秘阁trong cung đình, do quan viên Thiếu phủ trong tư phủ hoàng đế một trong cửu khanh  quản lí, đồng thời tuỳ thời vào kiểm tra. Thừa tướng, Ngự sử ... ở chỗ của quan viên trọng yếu cũng cất giữ bộ phận phó bản, cung cấp cho dân gian cần tra duyệt. Khắc ngọc bản mà Bùi Nhân nói lấy làm văn tự, ngọc bản đồ tịch này chính là một loại đồ tịch chính bản chịu được sự mài mòn, có thể bảo tồn được lâu dài.

Chú của nguyên tác
1- Quan Đường tập lâm . Quyển thập nhị 观堂集林 .卷十二
2- Tam phụ hoàng đồ hiệu chứng 三辅黄图校证
3- Nguyên Hoà quận huyện đồ chí 元和郡县图志
4- Tam phụ hoàng đồ hiệu chứng 三辅黄图校证:
     Tác cung A cơ bàng, cố thiên hạ vị chi A Bàng cung
          作宫阿基旁, 故天下谓之阿房宫
5- Tam phụ hoàng đồ 三辅黄图
6- Sử kí – Thái sử công tự tự 史记 - 太史公自序
Chú của người dịch
*- Đoạn trên là Sách dẫn 索引 ở đây là Sách giải 索解  

                                                           Huỳnh Chương Hưng
                                                           Quy Nhơn 08/6/2020

Nguồn
LỊCH TRIỂU HOÀNG CUNG BẢO TỊCH
历朝皇宫宝籍
Tác giả: Hướng Tư 向斯
Bắc Kinh: Trung Quốc Văn sử xuất bản xã, 2002.
Previous Post Next Post