Dịch thuật: Tại Đại Đường, dùng tiền gì để mua đồ (tiếp theo)


TẠI ĐẠI ĐƯỜNG, DÙNG TIỀN GÌ ĐỂ MUA ĐỒ
(tiếp theo)

Về mấy việc liên quan đến “Khai Nguyên thông bảo” 开元通宝
          Sống tại Đại Đường, bạn nhất định phải biết  “Khai Nguyên thông bảo”, bởi tiền này, bạn nghe nói và gặp nó rất nhiều. Về tiền Khai Nguyên thông bảo, có 3 vấn đề thường thức mà bạn không thể trả lời sai:
          - Thứ nhất: Khai Nguyên thông bảo là khoảng thời Khai Nguyên chăng?
          - Thứ hai: Khai Nguyên thông bảo có quá kì hạn không?
          - Thứ ba: Khai Nguyên thông bảo có phải đều dùng đồng để làm ra?
          Đầu tiên để trả lời cho vấn đề thứ nhất, “Khai Nguyên” 开元 ở đây không phải là “Khai Nguyên” 开元 (1) kia. Khai Nguyên thông bảo là do Cao Tổ Lí Uyên 高祖李渊  sai người đúc ra, ông ta lấy tên “Khai Nguyên” hoàn toàn không phải nhân vì ông ta mẫn tiệp dự kiến thấy được “Khai Nguyên thịnh thế” 开元盛世 sau này, mà là muốn biểu đạt “chú đích giá chủng tân khoản, chú định thị yếu khai tịch tân kỉ nguyên” 铸的这种新款, 注定是要开辟新纪元 (đúc kiểu mới này, chắc chắn sẽ mở ra một kỉ nguyên mới), là nguyện vọng vừa đẹp vừa bá khí. Sự thực, sự biểu đạt bá khí đích xác như thế, Khai Nguyên thông bảo đã vẽ lên dấu chấm hết triệt để cho tiền “ngũ thù” 五铢 (2).
          Thứ đến trả lời cho vấn đề thứ hai, sau Khai Nguyên thông bảo, còn có loại thông bảo lấy niên hiệu để đặt tên, nhưng chớ có hoảng hốt, tên Khai Nguyên thông bảo này có đủ đại khí, cho nên bách tính triều Đường đều rất thích dùng, không tồn tại vấn đề Khai Nguyên thông bảo có quá kì hạn hay không, mà cho đến hiện tại, vẫn có người cần mua.
          Cuối cùng trả lời vấn đề thứ ba, nếu bạn cảm thấy Khai Nguyên thông bảo chỉ có thể là tiền đồng thì là bạn đã rất sai. Nếu một ngày nào đó có người tặng bạn mấy đồng Khai Nguyên thông bảo đúc bằng bạc, bạn chớ nói đó là tiền giả, đương nhiên bạn cũng không thể cầm nó ra chợ mua đồ. Thế thì những tiền Khai Nguyên thông bảo không phải đúc bằng đồng dùng để làm gì? Những tiền Khai Nguyên thông bảo không phải đúc bằng đồng này giông như “thu tàng khoản tiền tệ” 收藏款钱币 mà ngày nay phát hành, chúng chỉ có thể dùng để cất giữ. Nếu để trong nhà bị trẻ con không biết lấy đi mua bánh ăn thì làm thế nào? Bạn yên tâm đi, bọn trẻ đó không tiêu được đâu.
          Nhưng những tiền Khai Nguyên thông bảo đó bạn nên cất kĩ, đặc biệt là loại Khai Nguyên thông bảo bằng vàng, bằng bạc, không cẩn thận trẻ con  làm mất thì xảy ra việc lớn. Bởi Khai Nguyên thông bảo bằng vàng và Khai Nguyên thông bảo bằng bạc đều dính dáng đến hoàng gia, rất có khả năng là do hoàng thượng ban thưởng, vật ngự tứ dám cả gan làm mất? thì còn gì uy nghiêm của hoàng gia?
          Ngoài ra, nhìn thấy Khai Nguyên thông bảo bằng sắt cũng không nên ngạc nhiên, đều là loại mà người thu thập yêu thích. Nếu bạn của bạn yêu thích phương diện này, thế thì bạn có thể tại nhà anh ấy thấy được các loại Khai Nguyên thông bảo từ các chất liệu khác nhau đúc thành, ví dụ như bằng chì, bằng đồi mồi v.v...
          Kinh tế Đại Đường phồn vinh, là thời đại tiêu tiền. Ở đây bạn cần phải định thời giao nộp các loại thuế vụ, phải mua lương thực cho gia đình. Lúc ra khỏi cửa nếu không làm không nỗi loại thổ hào đại lực sĩ lưng đeo vạn quán tiền, thì trên người cũng nên có một ít tiền đồng để phòng những lúc cần đến. Nếu bà xã của bạn giỏi dệt, lụa trong nhà vừa tốt lại nhiều, phải cảm ơn bà xã đồng thời không nên tiêu tiền đến nỗi không sót lại đồng nào, tốt nhất hãy làm chút đầu tư, cất giữ Khai Nguyên thông bảo hoặc mua nhiều gạo để trong nhà, đó đều là biểu hiện của người đàn ông tốt yêu gia đình của triều Đường. (hết)

Chú của người dịch
1- Đường Cao Tổ Lí Uyên lên ngôi lấy niên hiệu là Vũ Đức 武德, niên hiệu này kéo dài 9 năm từ năm 618 đến năm 627.
          Đường Huyền Tông Lí Long Cơ lên ngôi lấy 3 niên hiệu: Tiên Thiên先天 (2 năm), Khai Nguyên 开元 (29 năm) và Thiên Bảo 天宝 (15 năm). Niên hiệu Khai Nguyên từ năm 713 đến năm 741.
          (Theo Từ điển Trung Việt, nxb Khao học xã hội, Hà Nội 1992)
2- Tiền “ngũ thù”: một loại tiền đồng thời cổ Trung Quốc, tiền nặng 5 thù (24 thù hợp lại thành 1 lượng), bên trên có 2 chữ “ngũ thù” 五铢cho nên có tên như thế. Tiền được đúc vào năm Nguyên Thú 元狩 thứ 5 đời Hán Vũ Đế 汉武帝.  Đến triều Đường niên hiệu Vũ Đức 武德 thứ 4, phế bỏ tiền ngũ thù, nhưng tiền ngũ thù cũ vẫn lưu thông trong dân gian.

                                                                   Huỳnh Chương Hưng
                                                                   Quy Nhơn 15/6/2020

Nguồn
HOẠT TẠI ĐẠI ĐƯỜNG
活在大唐
Tác giả: Hầu Duyệt 侯悦
Thành Đô: Tứ Xuyên nhân dân xuất bản xã, 2018   
Previous Post Next Post