MỤC BẤT KIẾN TIỆP
目不见睫
MẮT KHÔNG THẤY ĐƯỢC LÔNG MI
Xuất xứ: Chiến Quốc . Hàn Phi 韩非: Hàn Phi Tử - Dụ lão韩非子
- 喻老
Thời
Xuân Thu, Sở Trang Vương 楚庄王 chuẩn bị tấn công nước Việt. Ngày nọ, đại thần Đỗ Tử 杜子 đến gặp Sở Trang Vương, nói rằng:
-
Đại vương, ngài quyết định chinh phạt nước
Việt, có nắm chắc thành công không?
Sở
Trang Vương nói một cách tự tin:
-
Đương nhiên là có rồi! Hiện tại việc quản lí đất nước của nước Việt
rất lộn xộn, xã hội hỗn loạn, binh mã cũng rất yếu, không kham nỗi một trận đánh.
Ta thừa cơ tập kích là nắm chắc thành công.
Đỗ Tử lắc đầu bảo rằng:
- Đại
vương, ngài nghĩ sai rồi. Ngài nghe nói qua Ô Hoạch 乌获 và
Li Lâu 离娄 hai người này chưa? Ô Hoạch là đại lực sĩ nổi
tiếng, ông ta có thể nâng một vật nặng cả ngàn quân 钧 (30
cân là 1 quân), nhưng lại không thể nhấc chính bản thân mình; Li Lâu là người
có thị lực tốt nhất, có thể nhìn thấy rõ một vật nhỏ bé ở ngoài trăm bộ, nhưng
lại nhìn không thấy lông mi của mình. Xin ngài nghĩ kĩ, binh mã nước Sở từng bị
nước Tấn đánh bại, mất đi một vùng đất đai, lẽ nào đó chẳng phải là biểu hiện
binh mã nước Sở suy yếu sao? Còn đại cường đạo như Trang Kiểu 庄蹻 (1), hoành hành trong nước, thế mà ngài khống chế
không được, điều đó lẽ nào không nói rõ việc quản lí đất nước không được tốt
sao? Nhân đó, thần thấy, ngài tự cho
mình mạnh hơn nước Việt, điều đó chẳng phải giống như mắt không thấy được lông
mi, thiếu sự sáng suốt của bản thân.
Sở Trang Vương nghe mấy lời của Đỗ Tử
như tỉnh mộng, liên tiếp gật đầu tán thán:
- Khanh
nói rất đúng! Khanh nói rất đúng.
Thế là bỏ kế koạch thảo phạt nước Việt.
Chú của người dịch
Theo Hàn Phi Tử hiệu chú 韩非子校注 của
Trương Giác 张觉, nhân vật
này tên là Trang Hề Kiểu 庄蹊蹻, tức
Trang Kiểu 庄蹻, kẻ tạo phản
ở nước Sở thời Chiến Quốc. (Nhạc Lộc thư xã, trang 232)
Trong nguyên tác là Trang Chỉ 庄趾. Tôi theo Hàn Phi Tử hiệu chú sửa là Trang Kiểu.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 30/6/2020
Nguyên tác Trung văn
MỤC BẤT KIẾN TIỆP
目不见睫
TRUNG QUỐC THÀNH NGỮ
CỐ SỰ TỔNG TẬP
中国成语故事总集
(tập 1)
Chủ biên: Đường Kì 唐麒
Trường Xuân – Thời đại
văn nghệ xuất bản xã, 2004
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật