ĐEM NGƯỜI DẨY
XUỐNG GIẾNG THƠI (1181)
Trong bài Liễu Tử Hậu mộ chí minh
柳子厚墓志铭 của Hàn Dũ 韩愈thời Đường có đoạn:
Kim phù bình cư lí hạng tương mộ duyệt, tửu
thực du hí tương chuỷ trục, hủ hủ cưỡng tiếu ngữ dĩ tương thủ hạ, ác thủ xuất
phế can tương thị.chỉ thiên nhật thế khấp, thệ tử sinh bất tương bội phụ, chân
nhược khả tín; nhất đán lâm tiểu lợi hại, cận như mao phát tỉ, phản nhãn nhược
bất tương thức. Lạc hãm tỉnh, bất nhất dẫn thủ cứu, phản tễ chi, hựu há thạch
yên giả, giai thị dã.
今夫平居里巷相慕悦, 酒食游戏相徵逐, 诩诩强笑语以相取下, 握手出肺肝相示, 指天日涕泣, 誓生死不相背负, 真若可信; 一旦临小利害, 仅如毛发比, 反眼若不相识. 落陷穽, 不一引手救, 反挤之, 又下石焉者, 皆是也.
(Nay, một
số người thường ngày sống nơi ngõ phố cùng hâm mộ nhau, ăn uống vui chơi qua lại
nhiều lần, khoe khoang làm bộ nói cười, biểu thị mình nguyện ở dưới đối phương,
tay nắm tay như đem hết ruột gan cho nhau thấy, chỉ trời mà rơi nước mắt, thề
thốt bất luận sống chết đều không phản bội bạn bè, cứ như là thật đáng để tin.
Nhưng một khi gặp sự xung đột lợi hại, nhỏ như sợi lông sợi tóc, liền trở mặt
không quen. Bạn bè có rơi xuống hố cũng không giơ tay cứu, ngược lại còn xô họ
rồi lấy đá ném xuống, khắp nơi đều là loại người như thế cả)
Theo Thành ngữ đại từ điển 成语大词典 của Thương vụ
ấn thư quán, Bắc Kinh – 2004, thành ngữ “lạc tỉnh há thạch” 落井下石 ý
nói người ta đã rớt xuống giếng, không những không cứu mà còn lấy đá ném xuống,
có xuất xứ từ bài “Liễu Tử Hậu mộ chí minh” của Hàn Dũ.
Đem người dẩy
xuống giếng thơi
Nói rồi, rồi
lại ăn lời được ngay!
(“Truyện Kiều” 1181 – 1182)
Trong “Kim Vân Kiều” (Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích,
ghi rằng:
Hàn văn: Tể nhân nhập tỉnh, hựu tùng nhi hạ
thạch yên.
韓文: 擠人入井又從而下石焉
(Văn
ông Hàn: Đẩy người xuống giếng, lại lấy đá ném theo xuống)
(Sài Gòn: nxb Sống Mới,
1960)
Xét: Theo ý riêng, câu 1181 trong “Truyện Kiều”, có lẽ Nguyến
Du liên tưởng đến thành ngữ “lạc tỉnh há thạch”.
Bản “Kim Vân Kiều” của Bùi Khánh Diễn, câu 1181 là:
Đem người ĐẨY xuống giếng KHƠI
Huỳnh Chương Hưng
Quy
Nhơn 30/6/2020
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật