VÌ AI NGĂN ĐÓN GIÓ ĐÔNG (793)
Gió
đông: lấy ý từ bài thơ Xích Bích赤壁 của
Đỗ Mục杜牧thời Đường:
Chiết kích trầm sa thiết vị tiêu
Tự tương ma tẩy nhận tiền triều
Đông phong bất dữ Chu
Lang tiện
Đồng tước xuân thâm toả Nhị Kiều
折戟沉沙铁未销
自将磨洗认前朝
东风不与周郎便
铜雀春深锁二乔
(Cây kích gãy chìm trong cát, sắt vẫn chưa bị tiêu huỷ
Đem rửa qua nhận ra đó là di vật của triều đại trước
trong trận chiến Xích Bích
Nếu như không có gió đông giúp Chu Lang
Thì Tào Tháo thắng lợi sẽ bắt hai nàng Kiều đem về nhốt
nơi đài Đồng Tước)
Từ bài
thơ này, Nguyễn Du liên tưởng đến sự kiện Khổng Minh孔明
dùng mưu trí để chọc tức Chu Du周瑜, Khổng Minh đem 2
câu trong bài Đồng Tước đài phú 銅雀台賦 ca tụng đài Đồng
Tước銅雀 của
Tào Thực 曹植 là:
Liên nhị kiều ư đông tây hề,
Nhược trường không chi đế đông.
連二橋於東西兮
若長空之蝃蝀
(Nối liền hai cầu ở đông tây,
Như cầu vồng ở giữa trời.)
đổi thành:
Lãm nhị Kiều ư đông nam hề,
Lạc triêu tịch chi dữ cộng.
攬二喬於東南兮
樂朝夕之與共
(Bắt hai nàng Kiều ở đông nam hề
Để sớm tối cùng vui.)
Hai
nàng Kiều ở đây chính là Đại Kiều và Tiểu Kiều, một người là vợ Tôn Sách 孙策, một người là vợ Chu Du 周瑜.
Vì ai ngăn
đón gió đông
Thiệt lòng
khi ở đau lòng khi đi
(“Truyện Kiều” 793 – 794)
Gió đông: Gió từ phương đông đến, chỉ gió mùa xuân mát mẻ làm
hoa cỏ tốt tươi.
(Đào Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội – 1989)
Trong “Kim Vân Kiều” (Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích,
ghi rằng:
Đường thi: Đông phong bất dữ Chu lang tiện.
唐詩: 東風不與周郎便
(Thơ Đường:
Gió đông không cho ngươi Chu lang được tiện)
(Sài Gòn: nxb Sống Mới, 1960)
Xét: Theo ý riêng, cả câu “Vì ai ngăn đón gió đông” mượn
điển trên, ý nói gió đông bị ngăn cản nên Thuý Kiều không đến được với Kim Trọng.
Trong “Tư liệu Truyện Kiều - Bản Duy Minh Thị 1872” do GS Nguyễn Tài Cẩn
phiên Nôm, câu 793 là:
Vì TA ngăn đón gió đông
(Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2002)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 31/5/2020
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật