Dịch thuật: Tập tục dán "song hỉ"

TẬP TỤC DÁN “SONG HỈ”

          Kết hôn là là việc vui lớn của đời người, cho nên kết hôn tục gọi là “hỉ sự”, tổ chức hôn lễ tục xưng là tổ chức “hỉ sự” 喜事. Tập tục truyền thống Trung Quốc, khi nam thú nữ giá, gian phòng mới có dán chữ “hỉ” lớn để biểu thị cát lợi hỉ khánh, về sau dần diễn biến thành phàm khi gặp các loại hỉ sự, cũng thường dùng chữ để biểu thị, nói rõ ý nghĩa “song hỉ lâm môn” 双喜临门. Chữ nhân do hai chữ hợp thành, cho nên gọi là “song hỉ”. Trong dân gian, nó là phù hiệu cát tường mà nhà nhà đều biết, ai ai cũng rõ.
          Trăm ngàn năm nay, chữ đỏ đã thành tượng trưng cho việc tổ chức hỉ sự. Trung Quốc từ nam đến bắc, từ thành thị đến nông thôn, khi tổ chức hôn sự không thể thiếu chữ . Trên cửa lớn, trên cửa sổ, trên tường, trên cây cho đến trên xe đưa đón cô dâu, đều dán chữ đỏ. Chăn gối, chậu rửa, gương soi, phích nước ... dùng trong tân hôn đa phần đều thêu hoặc vẽ chữ . Trên đầu cô dâu và cô phù dâu cũng đội khăn nhung đỏ có chữ , tượng trưng song hỉ lâm môn, thành đôi thành cặp, tạo nên không khí cát tường, vui vẻ. Chữ đỏ do hai chữ kết hợp lại mà thành, dùng giấy đỏ cắt thành, có hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn ... cắt thành loại nào hoàn toàn là do sự yêu thích của cá nhân. Trên vách chính của gian phòng tân hôn phải dán một chữ lớn màu đỏ, cửa sổ, cửa phòng, dụng cụ gia đình cũng phải dán chữ nhỏ màu đỏ. Chữ đỏ lớn nhỏ trong ánh sáng lung linh của ngọn nến hồng đã tăng thêm không khí cát tường vui nhộn của động phòng.
          Chữ được xem không phải là chữ Hán chính thức, mà chỉ là đồ phù 图符 (phù hiệu đồ án) cát tường do chữ biến hình mà thành. Có nhiều hàm nghĩa của chữ : hai chữ kết nối với nhau tượng trưng cho việc phu thê yêu thương kính trọng nhau, sống đến bạc đầu. Hai chữ đi với nhau, tượng trưng cho “hỉ” thêm “hỉ”, gắn kết nhân duyên. Người Trung Quốc lấy việc gắn kết nhân duyên là hỉ sự của đời người.
          Chữ đỏ là đồ phù của người mới về nhà cầu được niềm vui, có thể mang lại hạnh phúc cho họ. Về tập tục khi kết hôn dán chữ có lưu truyện một câu chuyện như sau:
          Vương An Thạch 王安石 đời Tống khi lên kinh khảo thí, trên đường nhìn thấy nơi một nhà giàu nọ có treo câu đối kén rể, vế đối trên là:
          Ngọc Đế hành binh, phong thương vũ tiễn, lôi kì thiểm cổ, thiên tác chứng.
          玉帝行兵, 风枪雨箭, 雷旗闪鼓, 天作证
          (Ngọc Đế hành binh, gió là giáo, mưa là tên, sấm là cờ, sét là trống, có trời chứng giám)
          Vế đối dưới đang đợi, người nào đối được sẽ là rể quý cưỡi rồng. Vương An Thạch đang vội lên đường, không kịp thời đối lại. Ngày hôm sau vừa đến trường thi, thấy đề thi không khó, một loáng đã làm xong, Khảo quan thấy ông tài hoa, trí năng siêu quần bèn truyền cho diện thí. Quan chủ khảo lấy lá cờ có hình con hổ trên sảnh đang lay động làm đề ra vế đối:
          Long Vương thiết yến, nguyệt chúc tinh đăng, sơn thực tửu hải, địa vi môi.
          龙王设宴, 月烛星灯, 山食海酒, 地为媒
          (Long Vương bày tiệc, trăng là đuốc, sao là đèn, núi là thức ăn, biển là rượu, có đất làm mai)
          Vương An Thạch nhớ lại vế đối kén rể treo ở nhà giàu nọ, khớp với vế đối này. Thế là, Vương An Thạch không nghĩ ngợi gì liền đối lại vế đối của quan chủ khảo.
          Vương An Thạch thi đậu, thấy vế đối nhà giàu nọ vẫn treo chỗ đó, không có ai đối lại, bèn lấy vế đối ở đề thi đối lại, rất hợp. Kết quả, Vương An Thạch được chọn làm rể. Ngày cử hành hôn lễ, bổng nhiên tin báo Vương An Thạch tên đề kim bảng, thi đỗ Trạng nguyên. Điều đó đối với Vương An Thạch mà nói, chẳng phải là “hỉ” gia thêm “hỉ” sao. Cô dâu cũng vui mừng nói rằng:
          - Vương lang kim bảng đề danh gặp lúc động phòng hoa chúc, quả là đại đăng khoa gặp tiểu đăng khoa, song hỉ lâm môn.
          Vương An Thạch không ngăn được niềm vui, lấy bút viết trên giấy đỏ hai chữ to bằng cái đấu để bày tỏ tâm tình “hỉ” gia thêm “hỉ”, còn ngâm một bài thơ:
Xảo đối liên thành hồng song hỉ
Thiên môi địa chứng kết ti la
Kim bảng đề danh động phòng dạ
Tiểu đăng khoa ngộ đại đăng khoa
巧对联成红双喜
天媒地证结丝罗
金榜题名洞房夜
小登科遇大登科
(Khéo đối vế liễn nên được song hỉ đỏ
Trời làm mai, đất chứng giám kết dây tơ
Đêm động phòng lại được đề tên trên bảng vàng
Tiểu đăng khoa gặp đại đăng khoa)
         Vương An Thạch viết hai chữ to như cái đấu, do bởi viết liền nhau nhìn giống như một chữ, cấu thành chữ . Từ đó, chữ trở thành tiêu chí cát khánh tường thuỵ, nhất là lúc tổ chức hôn lễ. Lúc kết hôn dán chữ cũng từ dân gian lưu truyền ra, đồng thời hình thành cát tục dân gian.
          Câu chuyện Vương An Thạch hoàn toàn không phải là duyên do dán chữ trong hôn tục, Trên thực tế, khởi nguồn chân chính của việc dán chữ trong hôn tục đó là sự sùng bái Hỉ thần 喜神. Trong tín ngưỡng sùng bái Hỉ thần, Hỉ thần chủ yếu là vị thần về hôn nhân, theo ảnh hưởng Hỉ thần mà dần được mở rộng, mọi người khi tổ chức hôn lễ tất phải hướng đến Hỉ thần cầu phúc, mong được Hỉ thần quang lâm động phòng, mang đến cho cô dâu chú rể nhiều hỉ khí; nhưng, Hỉ thần từ xưa đã không lưu lại hình tượng, cho nên mọi người căn cứ theo tâm lí “hỉ sự thành song” 喜事成双, đem hai chữ kết liền lại làm thành tiêu chí Hỉ thần, dán nơi động phòng để cầu mong hôn nhân được hạnh phúc mĩ mãn. 

                                                              Huỳnh Chương Hưng
                                                           Quy Nhơn 01/5/2020

Nguồn
THIẾP HỒNG SONG HỈ
贴红双喜
Trong quyển
ĐỒ THUYẾT HỈ VĂN HOÁ
图说喜文化
Tác giả: Ân Vĩ 殷伟, Trình Kiến Cường 程建强
Bắc Kinh: Thanh Hoa đại học xuất bản xã, 2013
Previous Post Next Post