NGUỒN GỐC HỌ LỮ
Về nguồn
gốc họ (tính) Lữ (Lã) 吕 chủ yếu có 3 thuyết:
1- Xuất phát từ tính Khương 姜.
Cháu đời sau của Bá Di 伯夷, tính Khương 姜,
thuỷ tổ của Tứ Nhạc 四岳, nhân vì có công giúp Hạ Vũ 夏禹 trị thuỷ, được
phong là Lữ Hầu 吕侯, kiến lập nước Lữ - một chư hầu quốc họ Khương (nay
là Nam Dương 南阳 Hà Nam 河南). Thời Xuân Thu, nước Lữ bị nước Sở diệt , con cháu đời
sau lấy tên nước làm họ, xưng là Lữ thị 吕氏,
sử xưng là Lữ tính chính tông 吕姓正宗. Thời cổ, tại Tân
Thái 新蔡 Hà Nam 河南, lại có một nước Lữ khác, sử xưng là Đông Lữ 东吕, kì thực là một chi được tách ra từ nước Lữ ở Nam
Dương 南阳. Thời Xuân Thu, Đông Lữ bị Tống diệt, con cháu cũng lấy
tên nước làm họ, xưng Lữ thị 吕氏.
2- Xuất phát từ họ (thị) Nguỵ 魏.
Thời
Xuân Thu nước Tấn có họ Lữ, gốc từ họ Nguỵ 魏
phân hoá mà ra.
3- Xuất phát từ việc thay đổi họ của dân tộc thiểu số.
Thời
Nam Bắc triều, sau khi Nguỵ Hiếu Văn Đế 魏孝文帝 dời đô đến Lạc
Dương 洛阳, thực hành Hán hoá, nguyên phức tính vùng Đại Bắc 代北
là Sất Lữ thị 叱吕氏, Sất Khâu thị 叱丘氏 của tộc Tiên Ti
鲜卑 đổi
sang chữ Hán đơn tính là Lữ thị 吕氏. Thời Chu sau thời
Ngũ Đại, lại đổi Sĩ Lữ Lăng thị 俟吕陵氏, Sất Lữ thị叱吕氏, Sất Khâu thị叱丘氏 ở vùng Đại Bắc 代北thành chữ Hán đơn tính là Lữ thị 吕氏.
Họ Lữ ước
chiếm 0,47% nhân khẩu của dân tộc Hán trong cả nước, chiếm vị trí thứ 40. Hai tỉnh
Sơn Đông, Hà Nam
có nhiều người mang họ Lữ.
Danh nhân
các đời
Thời
Chiến Quốc, nước Tần có Lữ Bất Vi 吕不韦. Thời Hán Cao Tổ 汉高祖 nhà Tây Hán có hoàng hậu Lữ Trĩ 吕雉. Cuối thời Đông Hán có danh tướng Lữ Bố 吕布. Thời Tam Quốc, nước Ngô có danh tướng Lữ Mông 吕蒙. Thời Thập Lục Quốc, nhà Hậu Lương có quốc quân Lữ
Quang 吕光. Nhà Tống có Tể tướng Lữ Mông Chính 吕蒙正, Lữ Di Giản 吕夷简, Lữ Công Trứ 吕公著, cùng Lí học gia Lữ Tổ Khiêm 吕祖谦.
Nhà Minh có Hí khúc lí luận gia Lữ Thiên Thành 吕天成.
Cuối đời Minh đầu đời Thanh có danh tướng Lữ Lưu Lương 吕留良.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 08/5/2020
Nguyên tác Trung văn
LỮ TÍNH UYÊN NGUYÊN
吕姓渊源
Trong quyển
BÁCH GIA TÍNH
百家姓
Biên soạn: Triệu Dương 赵阳
Cát Lâm Đại học xuất bản xã, 2005
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật