NÁT THÂN BỒ
LIỄU ĐỀN NGHÌ TRÚC MAI (746)
Bồ liễu: tức “thuỷ dương” 水杨 một
loại thực vật sinh trưởng bên bờ nước, tính chất mềm yếu, mùa thu lá lại thường
rụng sớm, cho nên được dùng để ví người có thể chất yếu đuối suy nhược, cũng
thường được dùng để ví phụ nữ.
Trong Thế thuyết tân ngữ - Ngữ ngôn 世说新语 - 鋙言 của Lưu Nghĩa Khánh 刘义庆
có chép:
顾悦与简文同年, 而发早白. 简文曰:“卿何以先白?” 对曰:“蒲柳之姿, 望秋而落; 松柏之质, 经霜弥茂.”
Cố Duyệt dữ Giản Văn đồng niên, nhi
phát tảo bạch. Giản Văn viết: “Khanh hà dĩ tiên bạch?” Đối viết: “Bồ liễu chi
tư, vọng thu nhi lạc; tùng bá chi chất, kinh sương di mậu.”
(Cố Duyệt
và Giản Văn Đế cùng tuổi, nhưng tóc của Cố Duyệt sớm bạc. Giản Văn Đế hỏi rằng:
“Tóc của khanh sao lại bạc trước ta vậy?” Cố Duyệt đáp rằng: “Tư chất của bồ liễu
kém, một khi thu về lá úa rụng; còn tư chất của tùng bá cứng cõi, trải qua
sương thu càng tươi tốt.”)
(Thiểm
Tây lữ du xuất bản xã, 2002)
Hồn còn mang
nặng lời thề
Nát thân bồ
liễu đền nghì trúc mai
(“Truyện Kiều” 745 – 746)
Bồ: Tức bồ liễu. Gặp tiết rét, cây này rụng lá sớm nhất,
cho nên dùng để ví với thể chất suy nhược (Từ nguyên). Thường dùng để chỉ sự yếu
đuối của người con gái.
Xét: Trong “Tư liệu Truyện Kiều - Bản
Duy Minh Thị 1872” do GS Nguyễn Tài Cẩn phiên Nôm, câu 746 là:
Nát thân bồ liễu CÒN nghì trúc mai
(Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2002)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 27/5/2020
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật