Dịch thuật: Hình danh pháp luật (kì 3 - hết)

HÌNH DANH PHÁP LUẬT
(kì 3 – hết)

Thất xuất七出
          Cũng gọi là “thất khứ” 七去, “thất khí” 七弃. Bảy lí do mà chồng để vợ đồng thời kết thúc mối quan hệ hôn nhân. Theo lời sớ ở thiên Nghi lễ – Biểu phục 仪礼 - 表服 của Giả Công Ngạn 贾公彦 đời Đường: Thất xuất gồm:
          - Không sinh con
          - Dâm đãng thích an dật
          - Không hiếu kính cha mẹ chồng
          - Lắm lời hay cãi
          - Trộm cắp đồ đạc trong nhà
          - Đố kị ghen tuông
          - Mắc bệnh hiểm nghèo
          Đối với thê của thiên tử, chư hầu mà nói, không sinh được con, có thể “bất xuất”, trên thực tế là “lục xuất”.
          Trong Đại Đới lễ kí – Bản mệnh 大戴礼记 - 本命 và trong Khổng Tử gia ngữ - Bản mệnh 孔子家语 - 本命 nêu “thất xuất” là:
          - Không nghe theo lời cha mẹ (nghịch đức)
          - Không sinh con (tuyệt tự)
          - Dâm dật (loạn tộc)
          - Đố kị ghen tuông (loạn gia)
          - Mắc bệnh hiểm nghèo (không thể cúng tế)
          - Lắm lời (li gián thân tộc)
          - Trộm cắp (phản nghĩa)
Tam bất khứ 三不去
          Cũng gọi là “tam bất xuất” 三不出, chỉ 3 tình huống mà không thể để vợ. Trong Đại Đới lễ kí – Bản mệnh 大戴礼记 - 本命  có nói:
          - Nhà cha mẹ ruột không ai, về không được, không thể để vợ.
          - Từng chịu tang 3 năm cho cha mẹ chồng, không thể để vợ.
          - Lúc kết hôn, chồng nghèo hèn, sau khi kết hôn, chồng giàu sang, không thể để vợ.
          Trần Thế Mĩ 陈世美 trong hí khúc Trát Mĩ án 铡美案 là nhân vật điển hình đã phạm vào điều thứ 3. Đường luật 唐律 quy định: có một trong ba tình huống “tam bất khứ” mà để vợ, người chồng bị xử đánh 100 trượng, phải đưa vợ về lại. Nếu người vợ bị mắc bệnh hiểm nghèo và phạm tội gian dâm thì không thích hợp dùng luật này.
Phí hình 剕刑
          Một trong ngũ hình. Chặt chân tội phạm. Trước đời Chu gọi là “tẫn” , sau đổi gọi là “ngoạt” , thời Chu Mục Vương 周穆王 lại đổi  gọi là “phí” . Có một cách nói khác: loại bỏ xương đầu gối gọi là “tẫn” , chặt ngón chân gọi là “phí” , lấy gân bàn chân gọi là “ngoạt” . Thời Hán Văn Đế 汉文帝 phế bỏ nhục hình, đã thủ tiêu phí hình.
Đình trượng 廷杖
          Hình phạt mà hoàng đế tại triều đình ra lệnh dùng trượng trách phạt thần hạ. Được xem là hình phạt mà hoàng đế trừng phạt thần hạ thường dùng là bắt đầu từ đời Minh. Lúc chấp hành đình trượng sẽ do Tư lễ giám 司礼监 giám sát, cẩm y vệ đánh trượng. Vào niên hiệu Hồng Vũ 洪武 thứ 6 (năm 1373) đời Minh Thái Tổ 明太祖, đánh roi chết tại triều danh tướng khai quốc, cha con vĩnh Gia Hầu Chu Lượng Tổ 永嘉侯朱亮祖, đánh trượng chết Chu Văn Chính 朱文正, Công bộ Thượng thư Hạ Tường 夏祥. Niên hiệu Chính Đức 正德thứ 14 (năm 1519) đời Minh Vũ Tông 明武宗, nhân quần thần ngăn cản nam tuần, đánh trượng tại triều đình nhóm của Thư Phân 舒芬dâng lời đến 146 người, chết 11 người. Đình trượng là một trong những tệ chính đời Minh. Triều Thanh phế bỏ.
Yêu trảm 腰斩
          Một hình phạt thời cổ. dùng phủ việt hoặc đao chém đứt phần eo của tội phạm, khiến thi thể phân làm hai khúc trên dưới. Thời Tần Hán rất thịnh hành, thời Nguỵ, Tấn, Bắc Nguỵ tiếp tục áp dụng. Bắc Nguỵ, Bắc chu, Nam Triều cùng các triều đại sau ít khi sử dụng, không chính thức trong ngũ hình.
Tứ tử 赐死
          Một cách xử tử hoàng tộc, phi tần, đại thần khi phạm tử tội. Hoàng đế xuống chiếu mệnh cho tội phạm tự sát. Đời Tần đã có loại hình phạt này. Thời Hán Văn Đế 汉文帝 gọi là “tự tận” 自尽 hoặc “tự tài” 自裁. Pháp luật đời Đường quy định: quan viên từ ngũ phẩm trở lên bị phán tử hình, chỉ cần không phạm tội mưu phản, đại nghịch bất đạo, đều có thể để cho tự sát tại nhà.
Lục thi 戮尸
          Khốc hình thời cổ. Trảm lục thi thể người đã chết. Dùng để hành hình phạm nhân trọng tội đã chết trước đó. Như phạm nhân bị phán giảo hình, thì treo thi thể lên để thị chúng; bị phán trảm hình thì cắt đầu thị chúng. Cuối đời Hán, lãnh tụ quân khởi nghĩa Hoàng Cân 黄巾 là Trương Giác 张角 sau khi chết, bị quan quân Hoàng Phủ Tung 皇甫嵩, chém đầu, lục thi. Đời Minh, niên hiệu Vạn Lịch 万历 thứ 16 (năm 1588), chế định Lục thi điều lệ 戮尸条例, đem phạm vi hạn chế ở hung phạm mưu sát ông bà, cha mẹ. Đời Thanh mở rộng phạm vi chấp hành, bao gồm cướp đoạt trộm cắp; ngoài ra tội phạm bị xử trảm, kiêu thủ mà chết trong ngục cũng bị lục thi. Cuối đời Thanh phế bỏ hình phạt này.
Tước tịch 削籍
          Một hình thức xử phạt thời cổ, cách chức gạch tên đối với tội phạm là quan lại. Đời Minh, khi đại hoạn quan Nguỵ Trung Hiền 魏忠贤 nắm quyền, các danh thần như Dương Thượng Liên 杨上连 đều bị tước chức sung quân.
Tịch một 籍没
          Cũng gọi là “tịch” , “tịch môn” 籍门. Gạch bỏ hộ tịch đồng thời tịch thu toàn bộ gia khẩu và tài sản của tội phạm. Từ thời Tiên Tần áp dụng cho đến thời Minh Thanh; một cách xử lí khác là đem người nhà của tội phạm giáng xuống làm nô lệ, hoặc cấm chỉ con cháu của họ làm quan.
Liên toạ 连坐
          Cũng gọi là “tương toạ” 相坐, “duyên toạ” 缘坐. Một chế độ hình phạt thời cổ. Nhân một người phạm tội mà liên luỵ đến thân thuộc, hàng xóm, đồng ngũ (dùng cho quân nhân) cho đến những người khác có liên quan đều phải gánh chịu tội. Bắt đầu từ thời Tiên Tần, cho đến cuối đời Thanh mới phế trừ.
Chất cốc
          Loại hình cụ bằng gỗ thời cổ dùng để cùm phạm nhân, tức thông thường mà nói là loại cùm chân và còng tay. Cùm 2 chân gọi là “chất” , còng 2 tay gọi là “cốc” . Trong Chu lễ - Thu quan – Chưởng tù 周礼 - 秋官 - 掌囚 có nói: tất cả tội phạm bị tù cấm, người bị tội nặng thì mang “cốc” , “củng” (cái cùm cùm hai tay) và “chất” ; tội nhẹ hơn chút thì mang “chất” , “cốc” ; tội nhẹ thì mang “cốc” .  (hết)

                                                                 Huỳnh Chương Hưng
                                                                 Quy Nhơn 22/5/2020

Nguồn
TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI VĂN HOÁ THƯỜNG THỨC
中国古代文化常识
Biên soạn: Thiệu Sĩ Mai 邵士梅
                  Đào Tịch Giai 陶夕佳
                  Tưởng Tiểu Ba 蒋筱波
Tam Xuân xuất bản xã, 2008


Previous Post Next Post