HÌNH DANH PHÁP LUẬT
(kì 2)
Cũng gọi
là “khiên liên” 牵连, “liên luỵ” 连累, chỉ một người có tội,
liên luỵ đến người khác. Trong Ngũ nhân mộ
bi kí 五人墓碑记 có ghi:
Tốt dĩ ngô quận chi phát phẫn nhất kích, bất
cảm phục hữu chu trị.
卒以吾郡之发愤一击, 不敢复有株治
(Cuối
cùng do bởi sự nhân dân trong quận phát phẫn kháng kích khiến cho yêm đảng
không dám trị tội chu liên nữa)
“Chu trị” 株治 chính là trị tội liên luỵ.
Trư hải 菹醢
Một loại
khốc hình, đem con người bằm nát ra. Trong Thiệp
giang 涉江 có câu:
Ngũ Tử phùng ương hề, Tỉ Can trư hải.
伍子逢殃兮, 比干菹醢
(Ngũ Tử gặp phải tai ương, Tỉ Can bị bằm nát)
Nhục hình 肉刑
Hình phạt
tàn hại hình thể nạn nhân. Thời cổ Trung Quốc, các hình phạt như mặc 墨, tị 劓, phí 剕, cung 宫 cùng với si 笞, trượng 杖 đều
là nhục hình.
Phát phối 发配
Tức
sung quân. Một loại hình phạt thời cổ, chỉ đưa tội phạm bị tử hình mà được giảm
hoặc những trọng phạm khác áp giải đến vùng biên viễn để phục dịch.
Lưu hình 流刑
Loại
hình phạt đưa tội phạm đến vùng xa phục vụ lao dịch, cũng gọi là “lưu phóng” 流放, “sung quân” 充军.
Thời Tần Hán đã có hình phạt này. Thời Nam Bắc triều bắt đầu thành hình phạt được
chế định. Thời Bắc Chu chia lưu hình ra làm: vệ 卫,
yếu 要, hoang 荒, trấn 镇, phiên ngũ phục 蕃五服,
lấy cách hoàng đô từ 2500 dặm đến 4500 dặm phân làm 5 bậc. Đời Tuỳ định làm một
trong ngũ hình. Trong Khai Hoàng luật 开皇律của đời Tuỳ,
lưu hình có 3 loại: 100 dặm, 1500 dặm, 2000 dặm. Đường luật phân lưu hình ra làm 3 bậc: 2000 dặm, 2500 dặm, 3000 dặm.
Lưu hình được dùng cho đến đời Thanh.
Tạt chỉ 拶指
Một loại
khốc hình thời cổ, nói tắt là “tạt” 拶. Dùng dây thừng xỏ
xuyên qua 5 khúc gỗ nhỏ, tròng vào tay người, dùng sức vặn chặt. Hình cụ được
dùng gọi là “tạt” 拶hoặc “tạt tử” 拶子.
Đại xá 大赦
Chỉ biện
pháp nhà nước xá miễn hoặc giảm nhẹ hình phạt cho người phạm tội. Từ cơ quan
quan quyền lực tối cao hoặc nguyên thủ quốc gia phát bố thi hành lệnh đại xá.
Phương Bao 方苞 trong
Ngục trung tạp kí 狱中杂记 có nói: Có người họ Lí 李 ở Sơn Âm 山阴 “dĩ
sát nhân hệ ngục” 以杀人系狱 (vì
giết người mà bị giam vào ngục), nhân vì “dữ tư tốt biểu lí” 与胥卒表里 (1) (cùng
với ngục quan và ngục tốt câu kết với nhau) mà “mỗi tuế trí sổ bách kim” 每岁致数百金 (mỗi
năm kiếm được cả mấy trăm lượng bạc), “Khang Hi tứ thập bát niên, dĩ xá xuất” 康熙四十八年, 以赦出 (đến
năm Khang Hi thứ 48 được đại xá ra khỏi ngục)
Kiêu thủ 枭首
Kiêu thủ
là một loại tử hình thời cổ, là chặt đầu phạm nhân, sau đó đem treo cao trên cọc
gỗ. “Kiêu” 枭 là một loài chim. Theo truyền thuyết: chim kiêu cũng
như những loài chim bình thường khác, chim kiêu mẹ mớm cho chim con ăn, nhưng
khi chim kiêu già đi, sức cạn mắt mờ, không thể mớm cho con ăn được nữa. Lúc bấy
giờ chim kiêu con bèn mổ lấy thịt chim mẹ ăn cho khỏi đói. Chim kiêu mẹ dùng mỏ
ngậm chặt cành cây, chim kiêu con mổ sạch thịt chim mẹ , chỉ còn lại cái đầu
treo trên cành cây. Từ “kiêu thủ” 枭首 trong hình
pháp chính là căn cứ vào đặc điểm đầu chim sau khi chết treo trên cành cây mà đặt
tên. Theo ghi chép trong lịch sử: sơ kì đời Thương đã có hình phạt kiêu thủ, từ
đời Tần bắt đầu hình thành chế độ.
Lập già 立枷
Hình cụ
thời cổ. Đời Minh dùng thanh gỗ làm thành, bên trên có lỗ tròn, tròng vào cổ,
khiến người đứng thẳng trong đó, cả ngày đêm chỉ có thể đứng, cho đến lúc mệt
quá mức mà chết; hoặc kê một vật dưới chân, sau khi lấy ra, khiến người bị treo
trong khoảng không mà chết.
Ngũ hình 五刑
Thời cổ
từ đời Tuỳ trở về trước, ngũ hình gồm mặc 墨,
tị 劓, phí 剕, cung 宫, đại tịch 大辟. Từ đời Tuỳ trở về
sau, ngũ hình gồm si 笞, trượng 杖, đồ 徒, lưu 流, tử 死. Mặc hình 墨刑cũng gọi là “kình hình” 黥刑,
“thích tự” 刺字, tức thích chữ lên trán phạm nhân, đồng thời bôi mực
để làm tiêu chí; tị 劓 tức xẻo mũi phạm nhân; phí hình 剕刑 cũng gọi là “ngoạt hình” 刖刑,
tức chặt chân phạm nhân; cung hình 宫刑, tức cắt bỏ “cao
hoàn” 睾丸 của
nam, phá hoại cơ quan sinh thực khí của nữ; đại tịch 大辟,
tức tử hình; si 笞 dùng
roi hoặc gậy trúc đánh; trượng 杖 dùng côn đánh; đồ 徒 tức đồ hình, tước
đoạt tự do của phạm nhân; lưu 流 tức lưu phóng.
Cung hình 宫刑
Cung
hình” 宫刑cũng gọi là “hủ hình” 腐刑,
“âm hình” 阴刑, “tàm thất” 蚕室 hoặc “trác
hình” 椓刑, một trong ngũ hình thời cổ. Nó là loại nhục hình cắt
bỏ sinh thực khí của nam, phá hoại cơ quan sinh thực khí của nữ. Lúc ban đầu của
cung hình là để trừng phạt mối quan hệ lưỡng tính không chính đáng giữa nam và
nữ, từ Tần Hán về sau, phạm vi của cung hình dần mở rộng, trở thành thủ đoạn
tàn khốc của kẻ thống trị đối phó với những kẻ phản kháng, nổi
tiếng có Tư Mã Thiên 司马迁 đã bị qua cung hình. Niên hiệu Khai Hoàng 开皇 triều
Tuỳ, trong hình pháp chính thức phế bỏ cung hình, hình chế của các đời sau cũng
không thấy có cung hình, nhưng đến thời Minh Thanh lại thấy có những trường hợp
bị cung hình. (còn tiếp)
Chú của người
dịch
1- Theo 2 tài liệu:
Đoạn này là:
Gian dân cửu vi ngục, dữ tư tốt biểu lí, phả hữu ki tiện. Sơn Âm Lí tính dĩ sát nhân hệ
ngục, mỗi tuế trí sổ bách kim, Khang Hi tứ thập bát niên, dĩ xá xuất.
奸民久为狱, 与胥卒表里, 颇有奇羡. 山阴李姓以杀人系狱, 每岁致数百金, 康熙四十八年, 以赦出.
(Một số
kẻ xấu bị giam lâu trong ngục, cùng với ngục quan và ngục tốt câu kết với nhau,
ăn rất nhiều. Có người họ Lí ở Sơn Âm vì giết người mà bị giam vào ngục, mỗi
năm kiếm được cả trăm lượng bạc, đến năm Khang Hi thứ 48 được đại xá ra khỏi ngục)
Cụm “dữ tư tốt biểu lí” 与胥表里trong nguyên
tác là:
Dữ tư suất tương biểu lí
与胥率相表里
Tôi theo 2 tài liệu trên sửa lại.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 21/5/2020
Nguồn
TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI VĂN HOÁ THƯỜNG THỨC
中国古代文化常识
Biên soạn: Thiệu Sĩ Mai 邵士梅
Đào Tịch Giai 陶夕佳
Tưởng Tiểu Ba 蒋筱波
Tam Xuân xuất bản xã, 2008
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật