GẶP CƠN VẠ GIÓ TAI BAY BẤT KÌ (616)
Vạ
gió tai bay: tiếng Hán là “phi tai hoạnh
hoạ” 飞灾横祸 ví
tai hoạ ngoài ý muốn đột nhiên phát sinh.
Xuất xứ từ Hậu Hán thư – Chu Vinh truyện 后汉书 - 周荣传 của Phạm Việp 范晔 thời Nam Triều:
Nhược thốt ngộ phi hoạ, vô đắc tẫn liệm.
若卒遇飞祸, 无得殡敛
(Nếu thình lình gặp phải
tai hoạ, thì chết cũng không được tấn liệm)
Trong Vân cấp thất thiêm 云 笈七签 quyển 54 của Trương Quân Phòng 张君房 đời Bắc Tống có câu:
Mỗi
nhật như thử, hồn bất li nhân tả hữu, phi tai hoạnh hoạ, ác quỷ hung thần, bất
năng vi hại.
每日如此, 魂不离人左右, 飞灾横祸, 恶鬼凶神, 不能为害.
(Mỗi ngày đều như thế, hồn không rời
xa người, thì tai bay vạ gió, ác quỷ hung thần cũng không thể hại được)
Và trong Hồng lâu mộng 红楼梦 hồi
thứ 90 của Tào Tuyết Cần 曹雪芹 đời Thanh cũng có câu:
Gia
trung hựu bính kiến giá phi tai hoạnh hoạ, bất tri hà nhật liễu cục.
家中又碰见这飞灾横祸, 不知何日了局.
(Trong nhà lại gặp tai bay vạ gió,
không biết ngày nào mới xong việc)
(“Thành ngữ đại từ điển” 成语大词典, Bắc Kinh: Thương vụ ấn thư quán, Quốc Tế hữu hạn
công ti, 2004)
Thương lòng con trẻ thơ ngây
Gặp cơn vạ gió tai bay bất kì
(“Truyện Kiều” 615 – 616)
Vạ gió tai
bay: Vạ gió cũng nghĩa như tai bay tức
là tai vạ ở đâu đưa đến. Xếp
Hai hình tượng tương tự làm một thành ngữ.
(Đào Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội – 1989)
Trong “Kim Vân Kiều” (Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích,
ghi rằng:
Thế thuyết: Phi tai hoành hoạ.
世說: 飛災橫禍
(Bài Thế
thuyết: Tai bay vạ gió).
(Sài Gòn: nxb Sống Mới, 1960)
Xét: Bản “Kim Vân Kiều” (Đoạn trường
tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích, và trong “Tư liệu Truyện Kiều - Bản Duy Minh Thị 1872” do GS Nguyễn Tài Cẩn
phiên Nôm, câu 615 là:
Thương NÀNG con trẻ thơ ngây
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 05/5/2020
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật