KIẾN VĂN MỚI MẺ
Năm Tư
Mã Thiên 司马迁lên 19 tuổi, phát sinh một sự kiện lớn chấn động cả nước.
Đại quân mà Đại tướng quân Vệ Thanh 卫青 thống lĩnh, đã đại thắng một trận mà trước đó chưa từng
có, đuổi quân Hung Nô, thu phục lại vùng Hà Nam mà đã mất gần 80 năm (nay là
vùng đông tây cao nguyên Ngạc Nhĩ Đa Tư 鄂尔多斯). Triều Hán từ khi khai quốc đến giờ luôn bị Hung Nô xâm lược, mà triều
đình cũng uỷ khúc cầu toàn. Trận thắng này của Vệ Thanh, cuối cùng đã xoay
chuyên cục diện địch mạnh ta yếu, cũng giải trừ được kinh thành Trường An 长安bị uy hiếp bấy lâu nay.
Vũ Đế rất
vui mừng, phong Vệ Thanh làm Trường Bình Hầu 长平侯,
ban tặng thực ấp 3800 hộ (tức phong địa). Phó tướng của Vệ Thanh là Tô Kiến 苏建 cũng
được phong làm Bình Lăng Hầu 平陵侯, được thực ấp 1100
hộ.
Sự kiện
đó đối với những người trẻ tuổi lúc bấy giờ đã có tác dụng khích lệ rất lớn,
nhiều người muốn lập công phong hầu. Trái tim trẻ tuổi của Tư Mã Thiên cũng nhận
được sự cổ vũ. Tư Mã Thiên cảm thấy đó là thời đại kiến công lập nghiệp, trong
lòng kích phát muốn thực hiện hoài bão sự nghiệp.
Một năm
sau, cũng chính là năm Tư Mã Thiên 20 tuổi, triều đình lại phát sinh một việc lớn.
Nguyên
là 13 năm trước, cũng chính là lúc Tư Mã Thiên 6 tuổi, sứ giả
Trương Khiên 张骞phụng mệnh đến Tây vực
liên lạc với nước Đại Nguyệt Chi 大月氏 hợp sức đánh Hung Nô, trải qua bao gian nan nguy hiểm,
nay cuối cùng đã về đến đô thành Trường An.
Phụ
thân Tư Mã Đàm 司马谈 sau
khi từ kinh thành về, ngôn từ chân thành tán thán rằng:
- Trương Khiên đúng là nhà thám hiểm trí dũng
song toàn! Ông ấy tuy không hoàn thành sứ mệnh liên lạc với Đại Nguyệt Chi,
nhưng đã mang về dân tình địa lí trân quý. Quả là ngoài trời còn có trời nữa.
Trong thiên hạ không chỉ có Đại Hán chúng ta, mà còn có nhiều nước chung quanh
chúng ta, họ cũng là những nước có văn minh, không nhất thiết chỉ toàn là người
man di!
Tin tức
mà phụ thân mang về, đối với Tư Mã Thiên mà nói, quả là mới mẻ. Từ nhỏ Tư Mã
Thiên đối với người lạ việc lạ đã vô cùng ham thích, nên ngay lập tức trong
lòng tràn đầy sự hiếu kì đối với nhà thám hiểm Trương Khiên.
Sau khi
phụ thân nói về sự thám hiểm từng trải của Trương Khiên, còn nói Trương Khiên
là một nhân tài, chú ý sưu tập những tư liệu mà quốc gia cần dùng. Đối với nhân
khẩu, dân tộc, phong tục tập quán, sản vật, vị trí địa lí và vũ lực mạnh yếu của
mỗi nước, Trương Khiên đều báo cáo cụ thể. Ông phát hiện, nhiều nước phương tây
có thể kết minh với Trung Quốc, không phải là ngoài nước Đại Nguyện Chi thì
không thể. Những nước phương tây đó có rất nhiều sản vật quý hiếm, đều là những
thứ mà người triều Hán chưa từng thấy, nhân đó đáng để kiến lập liên hệ kinh tế
với Trung Quốc.
Tư Mã
Đàm cho rằng, tuyến đường mà Trương Khiên đi sứ là con đường tốt nhất để thông
đến Tây vực, kiến văn và sự từng trải của ông sẽ mở rộng tầm nhìn của người triều
Hán, thay đổi quan niệm duy ngã độc tôn.
Tư Mã
Thiên bỗng nảy sinh một nguyện vọng mãnh liệt, muốn gặp nhà thám hiểm tài giỏi
này.
Qua một
thời gian không lâu, được sự sắp xếp tích cực của phụ thân, Trương Khiên đáp ứng
thỉnh cầu của Tư Mã Thiên, đồng ý gặp mặt trò chuyện.
Sau khi
cả hai làm lễ kiến diện, Trương Khiên phát hiện Tư Mã Thiên vô cùng hứng thú đối
với vấn đề Tây vực, là một thanh niên ham học ham hiểu biết mãnh liệt. Trương
Khiên vui vẻ đem những gì ông biết kể lại rành mạch.
Trương
Khiên đem những điều nghe thấy trong 13 năm kể ra, trong phút chốc Tư Mã Thiên
như rơi vào một thế giới thần thoại, do bởi tất cả những gì ở Tây vực đều là những
điều mà Tư Mã Thiên chưa từng nghe thấy, không những nghe đến mức say mê mà còn
cẩn thận ghi chép lại.
Lúc từ
biệt, Tư Mã Thiên cung kính nói:
- Trương đại nhân bận rộn như thế, lại còn mất
nhiều thời gian kể lại những điều nghe thấy ở Tây vực, thực là vô cùng cảm
kích.
Trương
Khiên vui mừng nói rằng:
- Cháu hãy còn trẻ mà coi trọng vấn đề Tây vực
như thế, ta rất vui mừng. Nói thực, từ sau khi ta về lại Trường An, có một cảm
xúc rât sâu và sự bất an. Rốt cuộc ta không biết là gì. Hôm nay sau khi cùng
cháu trò chuyện, ta mới tìm thấy nguyên nhân chân chính của sự bất an trong
lòng.
Tư Mã
Thiên cảm thấy kì lạ, bởi Trương Khiên nói rất nhiều, còn mình nói rất ít, sao mình
lại giải quyết được vấn đề tâm lí của ông ấy. Thật là lạ lùng.
Trương
Khiên giải thích rằng:
- Ta từ Tây vực mang về rất nhiều tư liệu mà
ta khảo sát có được, nhưng hoàng thượng và các văn võ đại thần chỉ coi trọng vấn
đề quân sự và lợi ích về phương diện thương nghiệp, căn bản chẳng có ai dùng
thái độ nghiên cứu học vấn để đối đãi. Cháu lại có thái độ nghiên cứu học vấn
cùng ta thảo luận vấn đề Tây vực, ta quả thực rất vui mừng. Đối với việc hiểu
và nghiên cứu Tây vực, cần phải có giá trị ở nhiều phương diện, điều đó có nhiều
tác dụng đối với đất nước.
Nghe đến
đó, Tư Mã Thiên hiểu rõ việc Trương Khiên khen ngợi mình, cúi đầu xuống có chút
ngượng ngùng.
- Cháu hãy còn trẻ, về học vấn phải cần cố gắng
thêm. Những hiểu biết của ta nhất định cần có tinh thần cầu chân vụ thực. ‘Đọc
vạn quyển sách, đi vạn dặm đường’, cháu phải tự mình làm lấy.
Tư Mã
Thiên cung kính cảm tại những lời chỉ dạy của Trương Khiên:
- Những lời chỉ dạy của đại nhân, cháu nhất định
luôn ghi nhớ trong lòng.
Lần gặp
mặt đó, Tư Mã Thiên nhận được sự chỉ dạy hữu ích. Bản thân chỉ là một người trẻ
tuổi không có thành tựu gì, mà được Thái trung đại phu Trương Khiên đích thân
tiếp kiến. Đối với sự yêu mến lớp trẻ của Trương Khiên, Tư Mã Thiên rất khâm phục.
Đồng thời, từ những lời mà đích thân Trương Khiên kể lại, Tư Mã Thiên nghe được
nội dung cụ thể, cảm thấy đó là những tư liệu vô cùng quý giá.
Nhiều
năm sau, Tư Mã Thiên căn cứ vào những tư liệu mà Trương Khiên kể, viết thành
thiên Đại Uyển liệt truyện 大宛列传, giới thiệu
tường tận về Tây vực một cách sinh động. Từ sau đó trong hai ngàn năm, không có
người nào nghiên cứu Tây vực vượt qua phạm vi Đại Uyển liệt truyện. Nhưng tư liệu liên quan đến Tây vực mà Tư Mã
Thiên ghi chép lại đã phát huy tác dụng to lớn đối với việc giao thông qua lại
của triều đình sau này cùng các nước phương tây, mở rộng tầm mắt nghiên cứu học
vấn của các học giả đời sau .....
(còn tiếp)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 11/4/2020
Nguồn
TƯ MÃ THIÊN
司马迁
Tác giả: Đặng
Tương Tử 邓湘子
Triết Giang thiếu niên nhi đồng xuất bản xã, 2006.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật