BÍ ẨN VIỆC
THÁI BÌNH ĐẠO TRỊ BỆNH BẰNG NƯỚC BÙA
Cuối thời Đông Hán, xã hội ngày càng hắc ám, về chính trị
cũng ngày càng hủ bại, quảng đại nhân dân chẳng kham nổi, không thể tiếp tục sống.
Bắt đầu từ thời Hán An Đế 汉安帝, khởi nghĩa võ
trang do nhân dân phát động nổi lên hết đợt này đến đợt khác. Nguyên nhân khởi
nghĩa, Hán An Đế đã tự mình nói ra, chính là “vạn dân cơ lưu” 万民饥流 (lưu
vong), “bách tính cơ hoang, canh tương đạm thực” 百姓饥荒更相啖食 (người ăn thịt
người).
Đương thời, nhiều người bắt chước theo Phật giáo, kiến lập
Đạo giáo. Trương Giác 张角 sáng lập Đạo giáo Thái Bình đạo 太平道, tự xưng là Đại Hiền lương sư 大贤良师, đồng thời tay cầm gậy cửu tiết, lá bùa để tụng chú,
bảo bệnh nhân khấu đầu sám hối tội lỗi của bản thân. Sau đó cho bệnh nhân uống
nước bùa (phù thuỷ 符水), nếu khỏi bệnh coi như là tin đạo, nếu chết coi như
là không tin đạo. Sự thực, nước bùa Thái
Bình đạo mà Trương Giác dùng quả thực là trị khỏi không ít bệnh nhân, thế thì
sao nó lại trị được bệnh? Lẽ nào lại có phép thuật của thần tiên? Trải qua
nghiên cứu, chúng ta phát hiện, nước bùa của Thái Bình đạo là có ảo diệu. Đầu
tiên Trương Giác đem lá bùa ngâm vào trong nước thuốc mà có thể trị ôn dịch,
sau đó phơi khô, đốt thành tro hoà vào nước cho bệnh nhân uống. Trên thực tế,
tác dụng đó chẳng phải do bùa chú thần tiên gì, mà là do lương dược có thể trị
bệnh tật của người. Để mở rộng thanh thế của mình, Trương Giác sai đệ tử đến
các nơi truyền giáo trị bệnh. Khoảng hơn 10 năm, số tín đồ của 8 châu Thanh 青, Từ 徐, U 幽, Kí 冀, Kinh 荆, Dương 扬, Duyện 兖, Dự 豫 lên đến cả chục vạn. Quan lại triều Hán cho rằng “dĩ
thiện đạo giáo hoá, vi dân sở quy” 以善道教化, 为民所归 (dùng
đạo tốt để giáo hoá, là nơi dân quy tụ), cho nên cũng không cấm cản hoạt động của
Thái Bình đạo. Trương Giác phân tín đồ ra làm 36 phương (bộ), phương lớn hơn vạn
người, phương nhỏ 6 ngàn người, còn sai tướng soái thống suất các phương, lại
mua chuộc một số hoạn quan làm nội ứng, thậm chí nhiều vệ sĩ của hoàng đế cũng
chuẩn bị hưởng ứng. Trương Giác dự định ngày Giáp Tí năm Giáp Tí tức ngày 5
tháng 3 năm 184 nội ngoại kinh thành cùng khởi nghĩa, đồng thời phát ra khẩu hiệu
động viên quân khởi nghĩa, nói rằng:
Thương thiên (Hán) dĩ
tử, Hoàng thiên (Trương Giác tự vị) đương lập, tuế tại Giáp Tí, thiên hạ đại
cát.
苍天 (汉) 已死, 黄天 (张角自谓) 当立, 岁在甲子, 天下大吉.
(Thương thiên (nhà Hán) đã chết, Hoàng thiên (Trương Giác tự
cho mình) đương khởi dậy, vào năm Giáp Tí, thiên hạ đại cát)
Đương lúc muôn việc chuẩn bị đầy đủ, một đệ tử của Trương
Giác làm phản, mật báo lên Hán Linh Đế 汉灵帝.
Thế là Hán Linh Đế cho bắt vệ sĩ là tín đồ cùng hơn ngàn tín đồ Thái Bình đạo,
đồng thời, còn lệnh cho quan lại Kí châu bắt giết Trương Giác. Nhân vì lúc này
cách ngày khởi nghĩa khoảng hơn một tháng, hành động của quan phủ làm đảo lộn
hoàn toàn sự sắp xếp của Trương Giác. Trương Giác sai người thông báo giáo
chúng bốn phương lập tức khởi nghĩa, bắt đầu tấn công kẻ thống trị. Do vì quân
khởi nghĩa đều đội khăn vàng (hoàng cân 黄巾) làm tiêu chí, nên gọi là quân Hoàng cân.
Trương Giác 张角, Trương Bảo 张宝, Trương Lương 张梁 ba anh em sau khi khởi binh, đã thiêu đốt phủ quan,
giết quan lại, công phá bảo luỹ địa chủ, trưởng quan các châu quận đều tháo chạy.
Quân Hoàng cân các nơi khởi nghĩa hưởng ứng. Khởi nghĩa Hoàng cân làm chấn động
cả giai cấp thống trị.
Cuối cùng, dưới sự trấn áp tàn khốc của kẻ thống trị, khởi
nghĩa Hoàng cân thất bại. Sự thực nguyên nhân nông dân đại quy mô khởi nghĩa
quy kết lại rốt cuộc là tại yêu cầu phổ biến của giai cấp nông dân, họ đòi lật
đổ sự cai trị hắc ám của kẻ thống trị, tin theo Đạo giáo chỉ là hiện tượng bề mặt
tạm thời. Cho nên, Thái Bình đạo của Trương Giác tuy có được tác dụng phát động
quân Hoàng cân khởi nghĩa, nhưng chúng ta không thể nói rằng nó là tôn giáo phản
kháng sự thống trị hắc ám; còn quân Hoàng cân tuy phủ lớp bụi Đạo giáo, nhưng
nó vẫn là cuộc chiến tranh chính nghĩa của nông dân phản kháng hắc ám.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 14/4/2020
Nguyên tác Trung văn
THÁI BÌNH ĐẠO PHÙ THUỶ TRỊ BỆNH CHI MÊ
太平道符水治病之谜
Trong quyển
TRUNG QUỐC VỊ GIẢI CHI MÊ
中国未解之谜
Tác giả: Hải Tử 海子
Trung Quốc Hoa Kiều xuất bản xã, 2013
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật