ĐẦU TRÂU MẶT
NGỰA ÀO ÀO NHƯ SÔI (578)
Đầu trâu mặt ngựa: tức “ngưu đầu mã diện” 牛头马面. Hai quỷ tốt thủ hạ của Diêm Vương trong truyền thuyết, một quỷ đầu trâu,
còn quỷ kia mặt ngựa. Thường dùng để ví với các hạng người hung ác.
Xuất xứ:
Đường . Đôn Hoàng biến văn tập . Đại Mục
Kiền Liên minh gian cứu mẫu biến văn 唐 . 敦煌变文集 . 大目犍连冥间救母变文:
Mục Liên tiền hành, chí nhất địa ngục
....... ngục tốt số vạn dư nhân, tổng thị ngưu đầu mã diện.
目连前行, 至一地狱 .......... 狱卒数万余人, 总是牛头马面.
(Mục
Liên tiến về phía trước, đến tầng thứ nhất địa ngục ...... có hơn mấy vạn ngục
tốt, hết thảy đều là đầu trâu mặt ngựa)
(“Thành ngữ đại từ điển” 成语大词典, Bắc Kinh:
Thương vụ ấn thư quán, Quốc Tế hữu hạn công ti, 2004)
Có tài
liệu nói rằng:
Ngưu đầu
mã diện là hai quỷ tốt, hình tượng từ Câu hồn sứ giả 勾魂使者 trong văn hoá
truyền thống Trung Quốc. Theo Thiết Thành
Nê Lê Kinh 铁城泥犁经: A Bàng 阿傍 lúc còn là người, do bất hiếu với cha mẹ, sau khi chết
xuống cõi âm biến thành thân người đầu trâu, đảm nhiệm công việc ở nha dịch là
đi tuần và bắt tội phạm bỏ trốn. Có tư liệu nói, lúc ban đầu của Phật giáo chỉ
có “ngưu đầu”, khi truyền vào Trung Quốc, do bởi dân gian Trung Quốc ưa thích đối
xứng, thành đôi, thành cặp, nên mới thêm vào “mã diện”. Nhưng cũng có tư liệu
cho rằng “mã diện” cũng gọi là Mã Diện La Sát 马面罗刹, cũng xuất phát từ Phật gia, nhưng chưa phát hiện có cách nói “mã diện”
làm sai dịch nơi địa phủ trong thần thoại Ấn Độ. Trong Mật Tông 密宗 có
hình tượng Mã Diện Minh Vương 马面明王, nhưng đó là một
vị đại thần trong Phật giáo Mật tông, tương truyền là Quan Âm Bồ Tát 观音菩萨hoá thân, khác xa “mã diện” sai dịch nơi địa phủ.
Thuyết
ngưu đầu mã diện lưu truyền trong dân gian Trung Quốc, về sau được Đạo giáo hấp
thu, đồng thời sung làm bộ hạ của Diêm La vương và phán quan. Tại chùa ít thấy
ngưu đầu mã diện, ngược lại thường thấy ở Thành Hoàng miếu 城隍庙, Đông Nhạc miếu 东岳庙,
Diêm Vương miếu 阎王庙thuộc về Đạo giáo.
Người nách
thước, kẻ tay đao
Đầu trâu mặt
ngựa ào ào như sôi
(“Truyện Kiều” 577
– 578)
Đầu trâu mặt
ngựa: Trong sách Phật, bọn quỷ sứ dưới
địa ngục đầu trâu mặt ngựa, nghĩa đen chỉ bọn hung ác vô lương tâm, đây là bọn
sai nha.
(Đào Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội – 1989)
Trong “Kim Vân Kiều” (Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích,
ghi rằng:
Phật kinh: Diêm vương tạo tốt, ngưu đầu mã
diện.
佛經: 閻王皂卒牛頭馬面
(Kinh
nhà Phật: Quân lính vua Diêm đầu trâu mặt ngựa)
(Sài Gòn: nxb Sống Mới, 1960)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 29/4/2020
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật