TUỲ DƯỢNG ĐẾ VONG
QUỐC
Tháng
7 năm 604, hoàng đế khai quốc triều Tuỳ
Dương Kiên 杨坚
qua đời, Dương Quảng
杨广 là thái tử liền theo lễ chế lên
ngôi tại cung Nhân Thọ 仁寿. Đó chính là Tuỳ Dượng Đế 隋炀帝trong lịch sử. Mùng 1 tháng
Giêng niên hiệu Đại Nghiệp 大业 nguyên niên (năm 605), Tuỳ Dượng Đế ban bố thánh chỉ, đại xá
thiên hạ, đồng thời cải niên hiệu là Đại Nghiệp.
Lúc
Tuỳ Dượng Đế mới lên ngôi, giả vờ đề xướng tiết kiệm, răn dạy việc xây dựng
Đông kinh 东京:
Vô lệnh điêu tường
tuấn vũ phục khởi vu đương kim
Dục sử ti cung phỉ
thực tương di vu hậu thế
无令雕墙峻宇复起于当今
欲使卑宫菲食将贻于后世
(Không lệnh cho việc xây tường
hoa, nhà lớn khôi phục lại ngày nay
Mà muốn cung thất giản đơn, ăn uống
đạm bạc sẽ lưu lại cho đời sau)
Nhưng một khi đã khởi công thì lại
xa xỉ cùng cực.
Đương
thời quy định, nam nhân 22 tuổi trở thành tráng đinh, để xây dựng Đông kinh, mỗi
tháng điều động 200 tráng đinh, hơn nữa đem số người của mấy vạn nhà trong thành Lạc Châu 洛州 và những phú thương của các châu
trong thiên hạ đều dời đến đó cư trú. Ngoài kho Hưng Lạc 兴洛 và kho Hồi Lạc 回洛 mới xây ra, còn xây thêm cung Hiển
Nhân 显仁
ở Tạo Giản 皂涧. Uyển hựu mới xây nối liền
nhau, bắc đến Tân An 新安, nam đến Phi Sơn 飞山, tây đến Thằng Trì 渑池, chu vi có đến mấy trăm dặm. Dượng
Đế còn mệnh lệnh các châu trong thiên hạ tiến cống các loại thảo mộc hoa quả,
kì cầm dị thú, cho vào trong uyển hựu để cho ông ta vui chơi săn bắn.
Tiếp
đó, Dượng Đế hãy còn trưng tập hơn 100 vạn nam nữ các quận ở Hà Nam 河南 đi đào thông kênh Lạc 洛. Từ Tây uyển dẫn nước sông Cốc 谷, sông Lạc 洛 vào, thông đến Hoàng hà 黄河. Lại từ Ban Chư 扳诸 dẫn nước sông Hoàng 黄 để tiện câu thông với sông Hoài
淮, đồng thời gọi đoạn thuỷ đạo đó
là “ngự hà” 御河.
Dượng Đế lại còn mệnh cho Hoàng môn thị lang Vương Hoằng 王弘, Thượng nghi đồng Ư Sĩ Trừng 於士澄 đến Giang Nam 江南 thu thập gỗ lớn, vận chuyển về
Đông kinh. Các nơi vận chuyển đi qua, các châu huyện phái dân phu nối nhau vận
tống, đội ngũ dài dằng dặc, đầu nối tiếp đuôi, ngàn dặm không dứt. Sau khi gỗ lớn
về đến Đông kinh, Dượng Đế sai người tạo thuyền rồng thuyền phụng, hoàng long
xích hạm, lâu thuyền miệt phảng đến mấy vạn chiếc. Ngoài thuyền trên mặt nước,
Dượng Đế còn hạ lệnh chế tạo một số lớn xa giá trên đất liền và các loại cờ xí
nghi trượng. Đồng thời lệnh cho các châu huyện trong thiên hạ, nhất loạt tiến cồng
những loại có thể dùng làm vật trang sức như xương thú, sừng thú, răng thú, da
thuộc. Do bởi mệnh lệnh khẩn cấp, lệnh sáng ban ra mà chiều tối đã thi hành,
bách tính không thể không chạy khắp nơi để tìm, trong một thời gian, loại bay
trên trời, loại chạy trên đất, loại bơi trong nước cơ hồ đều bị giăng lưới bắt
sạch.
Sau
khi chuẩn bị mới tàu thuyền, xa giá, nghi trượng, Dượng Đế chiêu mộ không ít
thuỷ công, cho họ mặc áo gấm, quấn xà cạp, tay cầm dây tơ xanh kéo thuyền. Mùa
thu năm Đại Nghiệp nguyên niên (năm 605), mọi công việc chuẩn bị xong xuôi, Dượng
Đế lên thuyền rồng, dẫn theo một số lượng lớn quan viên văn võ, rầm rầm rộ rộ
tiến về Giang Đô 江都.
Trong số quan viên tuỳ tùng, từ ngũ phẩm trở lên lệnh cho ngồi lâu thuyền, từ cửu
phẩm trở lên lệnh cho ngồi hoàng miệt phảng, chỉ thấy trên mặt nước tàu thuyền
đầu đuôi nối tiếp nhau, dài ước khoảng hơn 200 dặm. Tuỳ Dượng Đế sau khi lên
ngôi chỉ trong một thời gian ngắn mà trong cả nước dân đã không sống nổi, tiếng
oán than đầy đường, chiến sự các nơi nổi lên như gió nổi mây đùn, nhân dân lũ
lượt khởi nghĩa phản kháng.
Nhưng,
cuộc sống hoang dâm hủ bại của Tuỳ Dượng Đế không hề giảm bớt, tại Tây uyển 西苑 ở Lạc Dương 洛阳, ông vẫn tìm mọi cách để vui chơi
hưởng lạc. Ông từng sai người bắt đom đóm, ban đêm khi xuất du cho thả ra, sáng
cả hẽm núi. Nhưng sâu tận trong tâm linh của ông vẫn đầy sự sợ hãi. Một ngày nọ,
điện Đại Nghiệp 大业
phát hoả, Tuỳ Dượng
Đế cho là có người tạo phản vội chạy đến Tây uyển nấp trong bụi cỏ cho đến lúc
lửa tắt mới trở về.
Tháng
7 năm Đại Nghiệp thứ 12 (năm 616), Tuỳ Dượng Đế ngồi thuyền rồng bắt đầu đi đến Giang Đô lần
thứ 3. Sau khi đến Giang Đô, Tuỳ Dượng Đế gọi Tổng quản Dương Châu là Vương Thế
Sung 王世充
tuyển chọn người đẹp
vùng Giang Hoài đưa vào cung, tính ra có đến hơn 100 phòng. Mỗi ngày ông gọi
các người đẹp thay nhau vui đùa, đắm chìm trong tửu sắc.
Ngày
nọ, Tuỳ Dượng Đế nói với Tiêu hoàng hậu 萧皇后 rằng:
-
Bên ngoài có người tính toán với ta, nhưng ta vẫn là Trường
Thành Công 长城公
(Trần Hậu Chủ 陈后主),
nàng vẫn là Thẩm hậu 沈后 (Hậu Chủ thê). Hãy để chúng ta
vui chơi khoái lạc.
Nói
xong, ông nói với tấm kính rằng:
-
Cái đầu tốt này, ai có thể chém nó được?
Tiêu
hoàng hậu nghe qua, sắc mặt đại biến, vội nói:
-
Hoàng thượng có ý gì vậy?
Dượng
Đế cười bảo rằng:
-
Sang hèn khổ vui thay thế nhau, có gì mà
phải cảm thương!
Niên
hiệu Vũ Đức 武德
nguyên niên (năm
618), các vệ sĩ của Tuỳ Dượng Đế có quê quán ở vùng Quan Trung 关中nhân vì nhớ quê nhà, lại thấy
vùng trung nguyên chiến hoả nổi lên, quần hùng tranh nhau, Tuỳ Dượng Đế đã
không thể về lại Lạc Dương, Hữu đồn Vệ tướng quân Vũ Văn Hoá Cập 武文化及 dẫn binh xông lên tiến vào cung
Giang Đô, phát động binh biến. Trước đó, cung nhân từng bẩm báo qua Tiêu hoàng
hậu, nói rằng bên ngoài có nhiều người đang bàn việc tạo phản, Tiêu hoàng hậu bảo
rằng:
-
Các ngươi có thể dâng tấu lên hoàng thượng.
Kết
quả, sau khi cung nhân đem những sự việc đó tấu lên Dượng Đế, Dượng Đế đại nộ,
nói rằng:
-
Những việc đó không phải là việc mà các
ngươi nên nói.
Những
cung nữ đó bị chém đầu. Từ đó, cung nhân nào nói với Tiêu hoàng hậu về việc đó,
Tiêu hoàng hậu bảo rằng:
-
Hình thế thiên hạ đã như thế rồi, không
thể cứu vãn được nữa, các ngươi không cần phải báo lên hoàng thượng để hoàng thượng
phiền não vô ích.
Nhân
đó, khi Vũ Văn Hoá Cập xông vào cung, không gặp phải sự kháng cự nào. Tuỳ Dượng
Đế bị người ta dùng dây xiết cổ mà chết. Đồng thời người chết còn có con của
ông Tề Vương Dương Lãi 杨睐, Triệu Vương Dương Quả 杨果, cùng cháu là Yên Vương Dương
Trinh 杨侦.
Tiêu hoàng hậu và cung nhân dùng ván giường làm quan tài mai táng sơ sài Tuỳ Dượng
Đế. Tháng 8 năm đó, Thái thú Giang Đô lại đưa người đem Dượng Đế cải táng tại
dưới đài Ngô Công 吴公phía
tây thành Giang Đô. Theo cái chết của Tuỳ Dượng Đế, triều Tuỳ cũng diệt vong.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 16/3/2020
TRUNG HOA THƯỢNG HẠ
NGŨ THIÊN NIÊN
中华上下五千年
Chủ biên: Lí Tinh 李晶
Nam Kinh đại học xuất
bản xã, 2007
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật