PHONG KIỀU
Giang phong ngư hoả đối sầu miên
Phong Kiều 枫桥 tại phía bắc
chùa Hàn San 寒山 ở Tô Châu 苏州, là một cây cầu vòm bằng đá với 1 lỗ vòm, trải qua sự
biến thiên của lịch sử nhưng phong thái vẫn như xưa. Những miêu hoạ trong thơ
Đường làm cho chúng ta luôn hướng về nó, mà khi bạn tận mắt nhìn thấy nó, sẽ
càng tăng thêm lòng say mê. Bởi nó tràn đầy thi ý, cảnh trí cổ xưa thuần phác,
nội hàm thâm thuý, nội dung nhân văn phong phú, tất cả sẽ thấm nhiễm vào bạn một
cách mãnh liệt....
Phong
Kiều thư trường 枫桥书场 còn có
Hàn San cổ tự 寒山古寺, Giang Phong cổ kiều 江枫古桥, Thiết Linh cổ quan 铁铃古关, Phong Kiều cổ trấn
枫桥古镇 và Cổ
vận hà 古运河, được gọi là “ngũ cổ” 五古.
“Ngũ cổ” với cổ hương cổ vận này, giống như tên gọi của chúng, dường như đưa
chúng ta về lại thời cổ xa xưa, cảm nhận được vận luật của nguồn mạch lịch sử
đang đập nhịp. Phong Kiều cổ trấn là một trấn nhỏ cổ xưa hình thành một cách tự
nhiên bên Phong Kiều, nơi đây dân phong thuần phác, phong tình đặc biệt, cổ
hương cổ sắc. Do bởi Phong Kiều nằm vắt qua Đại vận hà, xa mã hành nhân qua lại
tương đối tấp nập, nên cổ trấn nho nhỏ này cũng phồn hoa và náo nhiệt hẳn lên.
Phong
Kiều đẹp ở chỗ khí chất, nó giống như một mảnh trăng non trăng trắng cong cong
nằm vắt lên Phong giang. Đường cong của cầu nhu hoà biết bao, vận luật của nó
hài hoà biết bao, ưu mĩ lại nhiều tư thái, khoan thai mà lại tĩnh lặng. Phong
Kiều còn đẹp ở chỗ nội hàm văn hoá sâu rộng mà chứa đựng trong nó. Từ sau bài Phong Kiều dạ bạc 枫桥夜泊 của Trương Kế 张继,
những bài thơ ngâm vịnh về Phong Kiều ngày càng nhiều, ví dụ như bài Phong Kiều 枫桥 của
thi nhân Trương Hộ 张祜đời Đường cũng là một giai tác được lưu truyền rộng
rãi.
Phong
Kiều ngày nay, trong tình cảm chân thực cảm thụ thẩm mĩ theo năm tháng, đã mang
đến cho mọi người không chỉ là phương tiện qua lại, mà còn mang đến cho mọi người
rất nhiều hồi ức đẹp. Trăm ngàn năm nay, phàm là người đến du lịch Tô Châu, ai
nấy cũng đều đến Phong Kiều truy tìm thi tình hoạ ý của nó, tìm được không gian
rộng lớn và tĩnh lặng của vũ trụ mà thi nhân Trương Kế năm nào đã cảm nhận được
trong bài Phong Kiều dạ bạc.
Phụ lục của
người dịch
PHONG
KIỀU DẠ BẠC
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hoả đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
(Trương
Kế)
枫桥夜泊
月落乌啼霜满天
江枫渔火对愁眠
姑苏城外寒山寺
夜半钟声到客船
(张继)
ĐÊM ĐẬU THUYỀN Ở PHONG KIỀU
Trăng đã lặn, quạ kêu, sương khắp cả bầu trời
Đối mặt với hàng cây phong bên sông và ánh lửa thuyền
chài, u buồn mà ngủ
Chùa cổ Hàn San ở ngoài thành Cô Tô trong không gian
tĩnh lặng
Tiếng chuông
lúc nửa đêm vang đến thuyền khách.
PHONG
KIỀU
Trưởng Châu uyển ngoại thảo tiêu tiêu
Khước toán du thành tuế nguyệt diêu
Duy hữu biệt thời kim bất vọng
Mộ yên sơ vũ quá Phong Kiều
(Trương Hộ)
枫桥
长州苑外草萧萧
却算游城岁月遥
唯有别时今不忘
暮烟疏雨过枫桥
(张祜)
PHONG KIỀU
Bên ngoài uyển Trưởng Châu, cỏ cây mang dáng vẻ u buồn
Tính ra năm tháng đến chơi nơi thành này đã lùi xa.
Duy cảnh lúc tạm biệt mà đến nay không thể nào quên được
Đó là lúc đi qua Phong Kiều có khói chiều và mưa nhỏ
http://m.cnsyzx.net/gushi/31115.html
Chú
của người dịch
*- Bài này có một số tư liệu cho là của Đỗ Mục 杜牧với tiêu đề Hoài Ngô Trung Ngô Tú
tài 怀,吴中吴秀才.
*- Một số tư liệu có câu thứ 2 là:
Khước ức trùng du tuế nguyệt diêu
却忆重游岁月遥
*- Câu 1: với chữ 長 /长, âm Hán Việt có 2 âm và âm Bắc Kinh có 2 bính âm:
- Âm
“trường”, bính âm là “cháng”.
- Âm “trưởng”, bính âm là “zhǎng”.
Trong tư liệu http://m.cnsyzx.net/gushi/31115.html,
câu 1 có bính âm là:
zhǎng zhōu yuàn wài cǎo xiāo xiāo
nên tôi phiên âm là “Trưởng Châu”.
*- Chữ 忘 cuối ở
câu 3 đọc là “vọng”.
Trong Khang Hi tự điển 康熙字典, ngoài âm VONG ra:
Lại có “Quảng vận” 廣韻, “Chính vận” 正韻phiên thiết là 巫放 VU PHÓNG; “Vận hội” 韻會 phiên thiết là 無放 VÔ PHÓNG; đều có âm là 妄 (vọng).
“Vận hội”韻會 giải thích là 棄忘 (khí vọng = bỏ qua, bỏ quên); “Tăng vận 增韻” giải thích là 遺忘 (di vọng = quên, lãng quên).
(Hán ngữ
đại từ điển xuất bản xã, 2003, trang 320)
Huỳnh Chương Hưng
Quy
Nhơn 22/02/2020
Nguồn
KIM NHẬT YẾU KHỨ ĐÍCH 100 CÁ PHONG TÌNH TIỂU TRẤN
今日要去的 100 个风情小镇
Tác giả: Triệu Hiểu Ngọc 赵晓玉
Bắc Kinh: Bắc kinh liên hợp xuất bản công ti, 2017
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật