NHÀ HUYÊN CHỢT
TỈNH, HỎI CƠN CỚ GÌ (224)
Nhà huyên: tức mẹ.
Huyên 諼, 谖, 萱: tên một loại cỏ. Biệt danh của cỏ huyên rất nhiều,
như: kim châm 金针, vong ưu thảo 忘忧草,
nghi nam thảo 宜男草, liệu sầu 疗愁, tử huyên 紫萱 , lộc
tiễn 鹿箭, hoàng hoa thái 黄花菜
.... Ta gọi loại hoa này là “hoa hiên”. Theo truyền thuyết cỏ huyên là loại cỏ
khiến người ta có thể quên đi lo âu phiền muộn. Trong Hán văn, 萱草 cũng được viết là 谖草,
谖 (huyên)
có nghĩa là “quên”. Ghi chép sớm nhất về cỏ huyên được thấy ở bài thơ Bá hề 伯兮phần Vệ phong 卫风 trong Kinh
thi. Bối 背có nghĩa là bắc đường 北堂tức
nhà phía bắc. Bắc đường đại biểu cho mẹ. Do vì cỏ huyên là loại cỏ có thể làm
cho người ta quên đi ưu sầu, nên thời cổ, khi người con chuẩn bị đi xa, thường
trồng cỏ huyên ở nhà phía bắc, hi vọng mẹ sẽ giảm bớt nỗi nhớ thương, quên đi
ưu sầu.
Trong Thi kinh – Vệ phong – Bá hề 詩經 - 衛風 - 伯兮có câu:
Yên đắc huyên thảo
Ngôn thụ chi bối.
焉得諼草
言樹之背
(Làm sao có được cây cỏ huyên
Trồng nó ở nhà phía bắc)
Giọng Kiều rền
rĩ trướng loan
Nhà huyên chợt
tỉnh hỏi cơn cớ gì
(“Truyện Kiều” 223 – 224)
Ngoài thì chủ
khách dập dìu
Một nhà huyên
với một Kiều ở trong
(“Truyện Kiều” 873 – 874)
Thưa nhà
huyên hết mọi tình
Nỗi chàng ở bạc,
nỗi mình chịu đen
(“Truyện Kiều” 1607 – 1608)
Nhà huyên: Tức là mẹ, chữ Hán là huyên đường, nghĩa đen là nhà trồng
cây huyên, gốc ở Kinh Thi “Yên đắc huyên thảo. Ngôn thụ chi bối” nghĩa
là “làm sao có được cây hoa hiên. Trồng ở chái bắc, nơi mẹ ở”.
(Đào Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội – 1989)
Trong “Kim Vân Kiều” (Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích,
ghi rằng:
Phong thi: Yên đắc huyên thảo, ngôn thụ chi
bối, ngôn bắc đường mẫu dã.
風詩: 焉得萱草, 言樹之背, 言北堂母也
(Thơ Quốc
phong: Sao được cỏ huyên, trồng nhà bên bắc. Nghĩa bóng là mẹ vậy)
(Sài Gòn: nxb Sống Mới,
1960)
Xét: Trong “Tư liệu Truyện Kiều - Bản Duy Minh Thị 1872” do GS Nguyễn Tài Cẩn
phiên Nôm, thì câu 873 này là:
Ngoài thì chủ khách DẶT dìu
(Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2002)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 10/02/2020
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật