LỮ BỐ
(tiếp theo kì 2)
Ngày
hôm sau, nghị bàn xong chính sự, Vương Doãn thấy một mình Đổng Trác ở lại, bèn
tiến lên bái thỉnh, nói rằng:
- Trong phủ của hạ quan có rượu ngon, lại có mấy
ca kĩ, mời Thái sư đến hàn xá, không biết Thái sư có hân hạnh nhận lời cho?
Đổng
Trác thấy Vương Doãn chủ động nịnh mình, cười nói rằng:
- Tư đồ đại nhân mời, há dám không tuân! Ngày
mai nhất định sẽ đến tôn phủ.
Vương
Doãn sau khi hai ba lần bái tạ, liền về nhà chuẩn bị.
Sáng
hôm sau, Đổng Trác đến dự yến, Vương Doãn thân mặc triều phục, nghinh đón nơi cửa.
Đổng Trác được trăm tên vệ sĩ bảo vệ tiến vào sảnh đường. Vương Doãn sắp đặt tiệc
ở hai chái hai bên cho vệ sĩ, khoản đãi thịnh tình, rước Đổng Trác tiến vào hậu
đường mở tiệc. Vương Doãn dâng rượu, ca tụng thịnh đức của Thái sư mà Chu Công
cũng chưa theo kịp, khen Đổng Trác đến mức Đổng Trác trong lòng như nở hoa. Vương Doãn nói rằng,
mình ban đêm quan sát thiên tượng, biết
khí số của nhà Hán đã tận, khuyên Đổng Trác xưng đế. Đổng Trác cười bảo rằng:
- Người biết ta là Tư đồ đại nhân đây! Sau khi
việc thành, đại nhân đáng ở vị trí nguyên huân.
Vương
Doãn vội bái tạ.
Một lát
sau, Vương Doãn sai người buông rèm xuống, thắp đuốc lên, sai Điêu Thiền ra
dâng điệu múa.
Điêu
Thiền eo thon, tay áo rộng, nhẹ nhàng múa giống như tiên nữ xuống phàm, khiến Đổng
Trác nhìn vỗ án khen hay.
Đổng
Trác gọi Điêu Thiền đến trước mặt, hỏi rằng:
- Cô gái này là người nào?
Vương
Doãn đáp:
- Đó là ca nữ trong phủ.
Đổng
Trác lại hỏi:
- Đã là ca nữ, có thể hát một bài chăng?
Điêu
Thiền mấp máy môi đào, theo khúc nhạc mà hát, hát khúc “Dương xuân Bạch tuyết”,
khiến Đổng Trác như mất hồn. Đổng Trác hỏi Điêu Thiền:
- Mĩ nhân tuổi được bao nhiêu?
Điêu
Thiền đáp:
- Dạ 17.
Đổng
Trác khen rằng:
- Tư đồ đại nhân có người đẹp như thế này, quả
là không uổng cuộc đời.
Vương
Doãn nói rằng:
- Thần già rồi, muốn đem ca nữ đó dâng tặng
Thái sư, không biết ý Thái sư như thế nào?
Đổng
Trác nói:
- Tư đồ hậu ý, ngày sau sẽ báo đáp.
Xế chiều,
Vương Doãn đích thân tiễn Điêu Thiền đến phủ Đổng Trác. Trên đường về, Lữ Bố
tay cầm thiên phương hoạ kích, đầu lắc lư, cưỡi ngựa mà đi. Vương Doãn tiến lên
hành lễ, Lữ Bố níu tay áo Vương Doãn, hét rằng:
- Lão thất phu, ông hôm trước hứa gả con gái
cho ta, nay lại tặng cho Thái sư, như vậy là có ý gì?
Vương
Doãn đáp rằng:
- Chỗ này không phải là nơi để nói chuyện, xin
đến hàn xá lão phu.
Hai người
về đến phủ, Vương Doãn nói rằng:
- Tướng quân hiểu lầm rồi. Hôm qua Thái sư nói
đến nhà lão phu làm khách, lão phu chuẩn bị yến để hầu. Không ngờ, hôm nay sau
khi Đổng Thái sư đến hàn xá, nói rằng, nghe nói lão phu có một cô con gái tên
Điêu Thiền, hứa gả cho Lữ Bố con ta làm vợ, có chuyện đó không? Lão phu nói rằng
có chuyện đó. Đổng Thái sư muốn nhìn tận mắt, lão phu bèn gọi Điêu Thiền ra.
Thái sư bảo rằng, trước tiên để Điêu Thiền vào phủ, sẽ chọn ngày tốt để thành
hôn cùng Lữ Bố con ta. Hậu ý của Thái sư, lão phu há dám chối từ?
Lữ Bố vội
cúi đầu tạ tội, nói rằng:
- Lữ Bố lỗ mãng, đắc tội với nhạc phụ đại
nhân, mong thứ tội.
Vương
Doãn bảo rằng:
- Nhà lão phu hãy con hộp trang sức trên đầu,
đến lúc đó sẽ đưa cho tướng quân.
Lữ Bố cả
mừng, trở về lo việc làm chú rể.
Trưa
hôm sau, Lữ Bố đến phủ Đổng Trác. Lữ Bố nghe người hầu nói rằng, Thái sư hôm
qua được một người đẹp, hiện giờ vẫn chưa dậy.
Lữ Bố sợ
người đẹp là Điêu Thiền, đến phía sau tẩm thất của Đổng Trác. Điêu Thiền đang
ngồi bên cửa sổ chải tóc, nhìn thấy trong ao nước bên ngoài cửa sổ phản chiếu
bóng người cao lớn. Điêu Thiền nhíu mày lấy khăn lau nước mắt. Lữ Bố nhìn rất
lâu, nhưng nhìn không rõ.
Sau khi
Đổng Trác thức dậy, Lữ Bố vào tẩm thất nhìn qua, đúng là Điêu Thiền, lập tức mất
hồn mất vía. Đổng Trác nhìn thấy, trong lòng sinh nghi, nói rằng:
- Lữ Bố, ta mấy ngày nay không được khoẻ, cần
phải ở nhà nghỉ ngơi vài hôm, không cần con phải đến đây.
Lữ Bố
sau khi về lại nhà, vội tìm cớ mấy lần đến tướng phủ, nhưng đều không thể tiến
vào hậu đường, nhìn không thấy Điêu Thiền....
(còn tiếp)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 18/02/2020
Nguyên tác
LỮ BỐ
吕布
Trong quyển
HỔ CHI UY
虎之威
Tác giả: Hàn Tố Văn 韩素文
Bắc Kinh: Trung Quốc Trường An xuất bản xã, 2006.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật