Dịch thuật: Bàn về chữ "hỉ"

BÀN VỀ CHỮ “HỈ”

          Nói đến chữ Hán của Trung Quốc, không thể không khâm phục thiên tài tạo chữ của người xưa. Sức tưởng tượng phi phàm của người xưa, biểu hiện sức sáng tạo đặc biệt. Mặt trời, mặt trăng, núi, sông ... những vật có hình, có thể dựa theo đó mà sáng tạo phù hiệu tượng hình để biểu thị; với vật vô hình, cũng có thể áp dụng những phương pháp tổ hợp lại như hội ý, tá dụ, hình vẽ tượng trưng để biểu hiện.
          Người xưa dùng cách hội ý để biểu thị tâm tư tình cảm, quả thực là điều kì diệu không thể nói được. Chữ “hỉ” là hình dung tự biểu hiện tâm tư tình cảm, chữ “hỉ” mà người xưa sáng tạo ra chính là hiển thị hội ý biểu hiện tâm lí đối với người. Chữ “hỉ” dùng để biểu thị hàm nghĩa “tâm trung du khoái, hình vu kì biểu” 心中愉快, 形于其表 (sự vui mừng trong lòng, thể hiện ra bên ngoài). Sơ văn nguyên thuỷ là dùng hình trạng cái trống, thêm hình cái miệng vui cười, biểu thị sự vui mừng. Về sau lại dùng hai tay bưng chữ “cát” , bên dưới lại thêm hình cái miệng cười, sáng tạo ra chữ biểu ý xác thực. Diễn biến của chữ “hỉ” đại để là như thế.
          Tố chất vốn có của con người có ý nghĩ chất phác về tình cảm, kì vọng giản đơn của sự “vui mừng”, nhân sinh hoá thành chữ Trung Quốc, chính là chữ “hỉ”, cát tường và vui mừng, vĩnh viễn như bóng theo hình, kề vai mà đi. Cho nên, người Trung Quốc tục xưng “hỉ” là một trong ‘ngũ phúc” 五福, xem hỉ là niềm hạnh phúc của đời người.
          Từ xưa đến nay, người Trung Quốc đem hạnh phúc, vui vẻ, việc tốt, việc vui gọi chung là “hỉ sự” 喜事, như việc cưới gả là một đại hạnh phúc của đời người, dân tục Trung Quốc gọi cưới gả là “hỉ sự; tổ chức hôn lễ gọi là “biện hỉ sự” 办喜事, ngày cử hành hôn lễ gọi là “hỉ nhật tử” 喜日子; cố gái có mang, nhà được thêm người, đương nhiên là một đại hỉ sự, dân gian luôn gọi sự việc có mang là “hữu hỉ” 有喜. Tôn Chung Linh 孙钟龄 đời Minh trong Đông Quách Kí 东郭记 có viết:
          Đại tả tả cận nhật thân nhi giác thô, cảm thị hữu liễu hỉ dã.
          大姐姐近日身儿觉粗, 敢是有了喜也
          (Đại tiểu thư gần đây thân thể cảm thấy thô, có lẽ đã có việc hỉ.
          Đến nay ở một số địa phương, dân gian dùng cách nói “hại hỉ” 害喜để gọi hiện tượng có mang, dùng chữ “hại” là bởi khi mang thai thường ói mửa như mắc phải bệnh. Phụ nữ có mang sinh con, cả nhà trên dưới đều vui mừng, để thân bằng quyến hữu chung vui đại hỉ sự, sai người thông báo tin tức, gọi là “báo hỉ 报喜.
          Mọi người còn sáng tạo ra hai phù đồ: một là , hai là , gọi cả hai là song hỉ, cả hai chữ này đều có ý nghĩa biểu hiện hỉ sự đến nhà, cát khánh hoan lạc.
          Chữ này chủ yếu dùng ở trường hợp lễ tiết, như tân xuân đến, có tập tục dán chữ trên cửa hoặc trên rường nhà. Tâm lí bách tính, tết là vui vẻ náo nhiệt, hoan thiên hỉ địa, mặc áo mới, tặng quà, truy cầu không khí đoàn viên ấm áp; đối với bách tính mà nói, thịnh thế phồn hoa chính là một cuộc sống bình an, không tật bệnh tai hoạ, đủ ăn đủ uống, những điều đó cũng chính là chữ thu nhỏ. Hứa Thận 许慎 thời Đông Hán trong Thuyết văn giải tự 说文解字 giải thích chữ là “lễ cát dã” 礼吉也; còn trong Từ nguyên 辞源, chữ được giải thích là “phúc” . Nhân đó, câu “cung hạ tân hi” 恭贺新禧 có nghĩa là “trí lễ chúc phúc”. Chữ do bộ và chữ cấu thành, ý nghĩa là “kiến hỉ” 见喜, “thị hỉ” 示喜. “Nhất thiết thuận tâm, vạn sự như ý” 一切顺心, 万事如意 (hết thảy đều thuận theo lòng, vạn sự như ý) chính là . Nói một cách thông tục, là không lo lắng, không vướng tội, không thiếu thốn, không bệnh tật, không nạn tai, những gì khó khăn đều không có. Ngày tết dán chữ mang ý nghĩa “xuất môn kiến hi” 出门见禧 (ra khỏi cửa là gặp hỉ), “đài đầu kiến hi” 抬头见禧 (ngẩng đầu lên là thấy hỉ).
          Chữ càng được dùng nhiều trong việc cưới gả. Người Trung Quốc, nam thú nữ giá, luôn thích dán lên cửa hai chữ , để thể hiện ý hôn nhân cát tường. Chữ là từ hai chữ diễn hoá mà ra. Chữ đại biểu cho sự việc đáng được chúc mừng, chữ chỉ hạnh phúc cát tường, nam hôn nữ giá, thành đôi thành cặp, chữ là hai chữ kết hợp, hàm ý phu thê ân ái, thiên trường địa cửu, đương nhiên được mọi người yêu thích. Chữ tự nhiên trở thành từ chỉ thay hôn nhân. Trong hôn tục truyền thống, ngày nghinh thân, tại cửa nhà của nam nữ hai bên đều dán chữ “hỉ” lớn màu đỏ, nhưng dán chữ “hỉ”  cũng phải để ý; theo tục quy, bên nam dán chữ , bên nữ dán chữ . Như vậy phân biệt, hiển thị công năng khác nhau của . Chẳng qua là ảnh hưởng của  không theo kịp , phạm vi dùng cũng không lớn.
          Đại viện Kiều gia 乔家 ở Bình Diêu 平遥 Sơn Tây 山西 là trạch viện của truyền nhân đời thứ 3 Kiều Trí Dung 乔致庸, là tứ hợp viện phương bắc Trung Quốc điển hình, kết cấu và cách thức của sân là chữ , kiến trúc to lớn, phú lệ đường hoàng. Tại chính giữa cổ thành Bình Diêu có một bài lâu 牌楼 to lớn, trên đỉnh tầng lầu cao nhất, một bên viết chữ 寿 (thọ), bên kia viết chữ . Cảnh đẹp đó rất dễ bị du khách sơ ý bỏ qua. Người viết bài này khi đi đến cổ thành Bình Diêu, nghe nói có thể nhìn thấy chữ , nhưng lúc chụp ảnh lại không dễ gì chụp được. Có thuyết cho rằng chỉ có người nào ngẩng đầu nhìn thấy mới có thể chụp được. Kì thực điều đó liên quan đến ánh sáng, chỉ là mọi người không để ý mà thôi.

                                                               Huỳnh Chương Hưng
                                                           Quy Nhơn 02/02/2020

Nguồn
THOẠI THUYẾT HỈ TỰ
话说喜字
Trong quyển
ĐỒ THUYẾT HỈ VĂN HOÁ
图说喜文化
Tác giả: Ân Vĩ 殷伟, Trình Kiến Cường 程建强
Bắc Kinh: Thanh Hoa đại học xuất bản xã, 2013


Previous Post Next Post