BA THU DỌN LẠI
MỘT NGÀY DÀI GHÊ (248)
“Ba
thu” xuất xứ từ bài Thái cát 采葛ở Vương phong 王風 trong
Kinh Thi.
Bài Thái cát có 3 chương, mỗi chương 3 câu:
Bỉ thái cát hề
Nhất nhật bất kiến
Như tam nguyệt hề.
Bỉ thái tiêu hề
Nhất nhật bất kiến
Như tam thu hề
Bỉ thái ngải hề
Nhất nhật bất kiến
Như tam tuế hề
彼采葛兮
一日不見
如三月兮
彼采蕭兮
一日不見
如三秋兮
彼采艾兮
一日不見
如三歲兮
Người đi hái dây sắn dây kia
Một ngày mà không gặp
Thì dài như ba tháng
Người đi hái cỏ tiêu kia
Một ngày mà không gặp
Thì dài như chín tháng
Người đi hái cỏ ngải kia
Một ngày mà không gặp
Thì dài như ba năm
Sầu đong càng lắc càng đầy
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê
(“Truyện Kiều” 247 – 248)
Ba thu: Dịch thoát câu thơ trong Kinh Thi “Nhất nhật bất kiến, như tam thu hề” là
“Một ngày không thấy nhau, dài như ba mùa thu”, đây chỉ ba năm.
(Đào Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội – 1989)
Trong “Kim Vân Kiều” (Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích,
ghi rằng:
Quốc phong: Nhất nhật bất kiến như tam thu hề.
國風: 一日不見如三秋兮
(Thơ Quốc
phong: một ngày chẳng thấy xem bằng ba thu)
(Sài Gòn: nxb Sống Mới,
1960)
Xét: Với “tam nguyệt” (3 tháng) “tam thu” (3 thu) “tam tuế”
(3 năm) thì “tam nguyệt” và “tam tuế” cụ thể, chỉ có “tam thu” là trừu tượng.
Khổng Dĩnh Đạt 孔颖达chú rằng:
Niên hữu tứ thời, thời giai tam nguyệt,
tam thu vị cửu nguyệt dã.
年有四时, 时有三月, 三秋谓九月也
(Một năm có 4 mùa, mỗi mùa có 3 tháng, tam thu là nói
9 tháng)
Nhìn từ
toàn bài có thể thấy, khái niệm thời gian tăng dần từ 3 tháng đến 3 mùa tức 9
tháng rồi đến 3 năm là hợp lí hơn.
Theo “Tư liệu Truyện Kiều - Bản Duy Minh Thị 1872” do GS Nguyễn Tài Cẩn
phiên Nôm, thì câu 247 và 248 này là:
Sầu đong càng
KHẮC càng đầy
Ba thu GIỌN lại
một ngày dài ghê
(Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2002)
Huỳnh Chương Hưng
Quy
Nhơn 17/02/2020
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật