NỬA CHỪNG XUÂN, THOẮT GÃY CÀNH THIÊN HƯƠNG (66)
Nửa chừng xuân: đang lúc tuổi thanh xuân.
Đậu Củng 窦巩 thời Đường có bài “Điệu
kĩ Đông Đông” 悼妓东东, truy điệu kĩ nữ Đông Đông mất sớm:
Phân phi mĩ diễm bất câm phong
Vị đáo xuân tàn dĩ truỵ hồng
Duy hữu trắc luân xa thượng đạc
Nhĩ biên trường tự khiếu Đông Đông
芬菲美艳不禁风
未到春残已坠红
惟有侧轮车上铎
耳边长似叫东东
(Tươi thơm xinh đẹp nhưng không đương nổi cơn gió
Chưa hết mùa xuân mà đã rụng cánh hồng
Chỉ có chiếc chuông nhỏ trên xe vang lên
Bên tai dường như có tiếng gọi mãi Đông Đông)
Kiếp hồng
nhan có mong manh
Nửa chừng
xuân, thoắt gãy cành thiên hương.
(“Truyện Kiều” 65 – 66)
Nửa chừng
xuân: Đang lúc tuổi trẻ.
(Đào Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội – 1989)
Trong “Kim Vân Kiều” (Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích,
ghi rằng:
Đường Đậu Củng điếu kĩ thi: vị đáo xuân tàn
dĩ truỵ hồng
唐竇鞏吊妓詩: 未到春殘已墜紅
(Thơ
ngươi Đậu Củng nhà Đường viếng đĩ rằng: chửa đến buổi xuân tàn hoa đỏ rụng)
(Sài Gòn: nxb Sống Mới, 1960)
Xét: Theo ý riêng, câu 66 trong “Truyện Kiều” có lẽ Nguyễn
Du đã liên tưởng đến điển này.
Cành thiên
hương: ví người đẹp.
Thiên hương天香: xuất xứ từ
thành ngữ “quốc sắc thiên hương” 国色天香.
Quốc sắc 国色: sắc nước, ý nói nhan sắc đứng đầu cả nước. Gốc từ Công Dương truyện – Hi Công thập niên 公羊传 - 僖公十年 có câu:
Li Cơ giả, quốc sắc dã
骊姬者, 国色也
(Li Cơ là trang quốc sắc)
Thiên hương 天香: hương trời, mĩ xưng mùi hương. Gốc từ Tăng Nhất A hàm kinh 增一阿含经 quyển 28:
Thị thời, Ba Tư Nặc Vương dĩ thiên hương hoa
tán Như Lai thân.
是时, 波斯匿王以天香华散如来身
(Lúc bấy
giờ, Ba Tư Nặc Vương dùng thiên hương hoa rắc lên thân Như Lai)
“Quốc sắc thiên hương” vốn ví hoa mẫu đơn, về
sau được dùng để ví người đẹp. Thành ngữ này xuất xứ từ bài Mẫu đơn thi 牡丹诗 của Lí Chính
Phong 李正封 thời
Đường:
Quốc sắc triêu hàm tửu
Thiên hương dạ nhiễm y
Đan cảnh xuân tuý dung
Minh nguyệt vấn quy kì
国色朝酣酒
天香夜染衣
丹景春醉容
明月问归期
(Ban ngày hoa mẫu đơn đẹp như mĩ nhân say rượu
Ban đêm hoa mẫu đơn thơm thấm cả áo
Mặt trời đỏ rọi
ánh lên như sắc xuân đang say
Trăng sáng mọc ra dường như hỏi khi nào về lại quê
nhà.
Kiếp hồng
nhan có mong manh
Nửa chừng
xuân, thoắt gãy cành thiên hương.
(“Truyện Kiều” 65 – 66)
Đã nên quốc sắc
thiên hương
Một cười này,
hẳn nghìn vàng, chẳng ngoa
(“Truyện Kiều” 825 – 826)
Người quốc sắc,
kẻ thiên tài
Tình trong
như đã, mặt ngoài còn e
(“Truyện Kiều” 163 – 164)
Gặp nàng khi ở
Châu Thai
Lạ gì quốc sắc
thiên tài phải duyên
(“Truyện Kiều” 2921 – 2922)
Thiên hương: Hương trời, hoa của trời tỷ dụ người rất đẹp. Td.
Cành thiên hương.
Quốc sắc: Đẹp nhất nước. Quốc sắc thiên hương: Sắc nước hương
trời.
(Đào Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội – 1989)
Trong “Kim Vân Kiều” (Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích,
ghi rằng:
Lệ tình lục: quốc sắc thiên hương (câu
66)
麗情綠: 國色天香
(Sách Lệ
tình: sắc nước hương trời, là nói ví sắc đẹp)
Thanh nhân hữu Quốc sắc thiên hương truyện:
Nội tự tài tử giai nhân ngộ hợp chi sự. Hán Thôi Tứ Thất y viết: Lư thú chi nữ,
ký lệ thả nhàn, hồi mâu bách vạn, nhất tiếu thiên kim. (câu 825)
清人有國色天香傳: 內叙才子佳人遇合之事漢崔駟七依曰閭娶之女既麗且閒回眸百萬一笑千金
(Người
nhà Thanh có truyện Quốc sắc thiên hương nói trai tài gái sắc cùng gặp gỡ nhau.
Thơ Thất y của Hán Thôi Tứ nói: Lấy con gái họ Lư đã đẹp lại quen, ngoảnh trông
đáng trăm vạn, một cười đáng nghìn vàng)
Dị văn lục: danh sắc phối danh sĩ. (163)
異聞籙: 名色配名士
(Sách Dị
văn chép: Gái sắc lấy trai tài)
(Sài Gòn: nxb Sống Mới,
1960)
Xét: Theo “Tư liệu Truyện Kiều - Bản Duy Minh Thị 1872” do GS Nguyễn Tài Cẩn
phiên Nôm, thì câu 2921 này là:
Gặp nàng NGÀY ở châu Thai
(Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2002)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 11/01/2020
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật