GẶP TUẦN ĐỐ LÁ, THOẢ LÒNG TÌM HOA (160)
Trung
Quốc thời cổ có tập tục “đấu thảo” 斗草 còn gọi là “đấu bách thảo” 斗百草,
đây là một trò chơi lưu hành chốn dân gian, trò chơi dân gian này từ việc hái
thuốc diễn biến mà thành, thuộc dân tục Đoan Ngọ 端午,
nguồn gốc ban đầu của tập tục này hiện không thể tra cứu, trước đời Hán không
thấy ghi chép, có lẽ trước đời Hán tục này chưa lưu hành ở trung nguyên phương
bắc. Sớm nhất thấy ghi chép ở thời Nguỵ Tấn Nam Bắc triều. Hàng năm vào ngày
Đoan Ngọ, mọi người gắn cành thù du lên cửa để giải trừ độc dịch, cùng nhau kết
bạn ra ngoài hái thuốc, sau dần thành tục, hái được nhiều sẽ tổ chức thi đấu,
dùng hình thức đối trượng báo tên hoa tên cỏ, người nào được nhiều sẽ thắng, rất
thú vị về tri thức thực vật và tri thức văn học. Trẻ em thì lấy cuống lá móc
vào nhau rồi cùng kéo, cuống lá nào đứt là thua, đổi lá khác để đấu.
Vào thời
Đường, trò chơi “đấu thảo” này không chỉ phụ nữ trẻ em ưa thích mà các thanh
niên cũng rất thích.
May thay giải cấu tương phùng
Gặp tuần đố lá, thoả lòng tìm hoa
(“Truyện Kiều” 159 – 160)
Đố lá: Có thuyết cho là do chữ “thái hoa đấu thảo”, chỉ việc
người ta đi chơi ngoài đồng đua nhau tìm lá hái hoa. Lại có thuyết cho đây là
trò “diệp hý” ở thời Đường, ngày xuân người ta đi hái lộc, rồi đố xem lá chẵn hay lẻ để đoán may rủi.
(Đào Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội – 1989)
Trong “Kim Vân Kiều” (Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích,
ghi rằng:
Đường tục hữu đấu bách thảo hoa hội.
唐俗有鬥百草花會
(Tục
nhà Đường có hội đấu trăm giống hoa lá)
Lại đọc
là lá đỏ: Hồng diệp thị lương môi 紅葉是良媒 (Lá
đỏ là mối lái tốt)
(Sài Gòn: nxb Sống Mới,
1960)
Xét: Theo ý riêng, câu 160 trong “Truyền Kiều”, có lẽ Nguyến
Du nói đến tập tục “đấu thảo” này.
Trong “Kim
Vân Kiều” (Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích, câu 160 này
là:
Gặp tuần ĐUA lá, thoả lòng tìm hoa.
Huỳnh Chương
Hưng
Quy Nhơn 19/01/2020
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật