Dịch thuật: "Táng chúng" và "phần lẫm" đời Thương

"TÁNG CHÚNG" VÀ "PHẦN LẪM" ĐỜI THƯƠNG

          Sự phản kháng của nô lệ triều Thương đối với chủ nô, ngoài cách tiêu cực là lười biếng làm việc, phá hoại nông cụ, còn có bỏ trốn và đốt kho đụn của chủ nô.
          Trong giáp cốt văn phản ánh rõ nhất chính là nô lệ bỏ trốn với số lượng lớn. Nô lệ bỏ trốn có sô , khương , bộc , chúng , châu thần 州臣 .... Trong giáp cốt văn thường thấy ghi chép như “vong sô” 亡刍 “vong khương” 亡羌. “Vong” chính là đào vong, (bỏ trốn). Trong đó có một hình thức đào vong gọi là “táng chúng” 丧众. Như:
“Trinh ngã kì táng chúng nhân”
贞我其丧众人
“Trinh kì táng chúng”
贞囗其丧众
囗囗 bốc, trinh chúng tác tịch, bất táng”
囗囗卜, 贞众作藉不丧
          Gọi là “chúng” hoặc “chúng nhân” 众人 chính là một loại nô lệ nông nghiệp đời Thương, Chữ “chúng” trong giáp cốt văn có hình 3 người dưới mặt trời (Nhật hạ tam nhân hình 日下三人形). Chữ “tam” thời cổ đại biểu cho số đồng, cho nên ý nghĩa ban đầu của chữ “chúng” chính là dưới mặt trời có nhiều nô lệ nông nghiệp đang lao động trên cánh đồng. Loại nô lệ nông nghiệp “chúng” này, dưới sự giám sát của quốc vương, hoặc tiểu thần, tiểu tịch thần đã “hiệp điền” 协田 hoặc “tịch điền” 藉田 đại quy mô. Họ chẳng có thứ gì, thậm chí ngay cả chiếc liềm thô cũng phải do chủ nô tạm thời cấp phát. Lúc chiến tranh, nô lệ còn bị sung làm binh sĩ, trở thành vật hi sinh trong chiến tranh bị chủ nô cướp đoạt. Như trong giáp cốt văn có câu:
Đinh Mùi bốc, tranh, trinh vật lệnh thị chúng phạt [phương]
丁未卜, , 贞勿令囗氏众伐囗  []
Chính là ghi chép việc khi Vũ Đinh 武丁 công phạt phương, đã cưỡng bức chúng nhân đi phục dịch. “Táng chúng” 丧众 chính là nô lệ bỏ trốn. Các loại nô lệ (bao gồm chúng và chúng nhân trong đó) chẳng qua chỉ là giống như trâu ngựa, là một loại tài sản của giai cấp chủ nô, một khi bỏ chạy, coi như là “táng thất” 丧失 (mất) một món tài phú. Nhân đó, Thương vương rất quan tâm đối với sự việc nô lệ phát sinh bỏ trốn, thường cầu thần để hỏi. Giáp cốt văn mà ở trên nêu ra,
Điều 1 là:  Chúng nhân của ta đã bỏ trốn rồi chăng?
Điều 2 là: Chúng nhân của người họ đã bỏ trốn rồi chăng?
Điều 3 là: Chúng nhân đi xới đất, không phát sinh bỏ trốn chăng?
Sở dĩ trong giáp cốt văn thường thấy “táng chúng” chính là ghi chép liên quan đến chúng hoặc chúng nhân bỏ trốn một cách quy mô.
          Nô lệ một khi đã bỏ trốn, chủ nô lập tức điều động nhân mã đuổi theo bắt lại, việc này trong giáp cốt văn cũng có nhiều ghi chép.
          Tháng 12 một năm nọ lúc Vũ Đinh đương triều, có mấy nô lệ bỏ trốn, Thương Vương vô cùng nóng ruột, lập tức lệnh cho bốc nhân dùng mai rùa tiến hành bói, hỏi rằng: Nô lệ bỏ trốn có thể bắt lại được không? Đối với lời bói Thương Vương vẫn chưa yên tâm, lại đích thân xem bốc triệu, tự mình hỏi rằng: Ông trời bảo hộ, ngày thứ 2 Giáp Tuất hoặc ngày thứ 3 Ất Hợi có thể bắt lại được không? Nhưng vấn bốc qua, ông trời cũng không hiển linh trên mai rùa. Hôm sau gặp ngày Giáp Tuất, nô lệ bỏ trốn đến bên sông, vội vàng leo lên một chiếc thuyền đỗ ở bên bờ định vượt sông, nhưng không thành thạo, trong lúc vội vàng thuyền chìm xuống nước. Nhưng ông trời không thấu lộ chút điềm gì trên mai rùa về việc nô lệ bị chìm thuyền. Thương Vương không biết nô lệ chạy hướng nào, kết quả nô lệ vẫn bỏ trốn được. Qua 15 ngày sau tốn một sức lực lớn,  vào ngày Đinh Hợi mới bắt lại được nô lệ. Có một mảnh yếm rùa lớn thời Vũ Đinh đã ghi chép lại việc truy bắt nô lệ lần đó:
          Quý Dậu bốc, tuyên, trinh thần đắc. Vương chiêm viết: kì đắc duy Giáp Ất. Giáp Tuất thần thiệp chu diên hãm, phất cáo. Tuần hữu ngũ nhật Đinh Hợi hạnh. Thập nhị nguyệt.
          Quý Dậu bốc, tuyên, trinh [thần] bất kì đắc.
          癸酉卜, , . 王占曰: 其得唯甲乙. 甲戌臣涉舟延陷, 弗告. 旬有五日丁亥幸. 十二月
          癸酉卜, , [] 不其得
          Để giết một mà răn một trăm, nô lệ bỏ trốn bị bắt trở lại, sẽ bị bức hại càng tàn khốc hơn. Có người bị loạn tên bắn chết, có người bị chặt đầu, có người bị cưa chân, cũng có người làm vật hi sinh dùng trong tế lễ tổ tiên....
          Sự trấn áp tàn khốc của chủ nô đối với quảng đại nô lệ, chỉ có thể gây ra sự phản kháng mãnh liệt hơn. Họ không chỉ tiếp tục bỏ trốn với quy mô lớn, mà còn dấy lên bạo động, đả kích trầm trọng cơ sở thống trị của vương triều Thương.
          Có một ngày, Ân vương sai một nhóm bộc nô đi làm cỏ ruộng ở một nơi nọ, lại sai một nhóm tể nô khác đi làm cỏ ruộng ở một nơi khác. Bọn giám công như hổ sói vung roi vừa đánh vừa mắng nô lệ. Việc làm đó đã gây ra sự phản kháng của họ.
          Đến xế chiều, nhóm nô lệ tập trung lại, tay cầm gậy gộc, xẻng đá và đuốc chạy đến kho lương cao lớn của chủ nô, đánh với binh sĩ giữ kho lương một trận kịch liệt, một mồi lửa thiêu rụi kho chứa đầy lương thực. Tiếp đó lại đốt kho thứ 2, kho thứ 3. Lửa ở 3 kho hừng hực cháy, chiếu sáng rực cả trời đêm ...
          Chỉ trong một buổi xế chiều, cả 3 kho lương bị nhóm nô lệ bạo động đốt cháy, Thương Vương Vũ Đinh sợ đến mức trố mắt đờ đẫn. Đó không chỉ là chủ nô tổn thất một số lượng lớn lương thực, mà còn khiến cho việc tế tự tổ tiên cũng bị ảnh hưởng. Thương Vương Vũ Đinh trong lòng luôn lo sợ phát sinh sự việc tương tự, không tiếc sử dụng cả mảnh mai rùa hoàn chỉnh, tiến hành mấy lần  trinh bốc, trong đó có đoạn ghi chép như sau:
          [Quý Tị bốc], tranh, [trinh] tuần [vong] hoạ. Nhị; vương chiêm viết: hữu sùng, quang kì hữu lai gian. Hất chí lục nhật Mậu Tuất, duẫn hữu [lai gian], hữu bộc tại , tể tại , kì hao, diệc (dạ) phần lẫm tam. Thập nhất nguyệt.
          [癸巳卜], , [] [] . ; 王占曰: 有崇, 囗光其有来艰. 迄至六日戊戌, 允有 [来艰], 有仆在囗, 宰在囗, 其囗, () 焚廪三. 十一月
          Những mảnh giáp cốt này đều khắc chữ lớn đồng thời dùng chu sa bôi lên chữ đã khắc, phản ánh việc Thương Vương Vũ Đinh lo sợ nô lệ bạo động đốt kho và rất coi trọng sự kiện này.
          Sự bỏ trốn và bạo động của nô lệ, không chỉ thấy ở giáp cốt văn, mà trong các văn hiến cổ đại cũng có ghi chép. Theo ghi chép trong Thượng thư – Mục thệ 尚书 - 牧誓 và trong Tả truyện – Chiêu Công thất niên 左传 - 昭公七年:
Trụ vi thiên hạ bô đào chủ (1)
纣为天下逋逃主
(Trụ Vương là chủ nhân của bọn tội phạm trong thiên hạ bỏ trốn)
đã phản ánh sự bỏ trốn của nô lệ thời Đế Tân 帝辛 cuối thời Ân đã rất nhiều lần.

Chú của người dịch
1- Thiên Mục thệ 牧誓 trong Thượng thư 尚书 ghi rằng:
          Nãi duy tứ phương chi đa tội bô đào, thị sùng thị trưởng, thị kính thị sử, thị dĩ vi đại phu khanh sĩ. Tỉ bạo ngược vu bách tính, dĩ gian quỹ vu Thương ấp.
          乃惟四方之多罪逋逃, 是崇是长, 是敬是使, 是以为大夫卿士, 俾暴虐于百姓, 以奸宄于商邑.
          ((Thương Vương) ..... đối với bọn người tứ phương phạm trọng tội bỏ trốn, tôn sùng kính trọng, tín nhiệm sử dụng, dùng họ làm đại phu khanh sĩ. Khiến họ tàn bạo đối với bách tính, làm loạn ấp Thương ...)
          Thiên Vũ Thành 武成 trong Thượng thư 尚书 ghi rằng:
          Kim Thương Vương thụ vô đạo, bạo điển thiên vật, hại ngược chưng dân, vi thiên hạ bô đào chủ, tuỵ uyên tẩu.
          今商王受无道, 暴殄天物, 害虐烝民, 为天下逋逃主, 萃渊薮.
          (Nay Thương Vương Trụ bạo ngược vô đạo, tuyệt diệt trăm vật trong thiên hạ, là chủ nhân của bọn tội phạm trong thiên hạ bỏ trốn, tụ tập nơi đầm sâu)
          Và trong Tả truyện – Chiêu  Công thất niên 左传 - 昭公七年 cũng có ghi:
          Trụ vi thiên hạ bô đào chủ, tuỵ uyên tẩu.
          纣为天下逋逃主, 萃渊薮.
          (Trụ Vương là chủ nhân của bọn tội phạm trong thiên hạ bỏ trốn, là đầm vực cho bọn chúng tụ tập)

                                                         Huỳnh Chương Hưng
                                                         Quy Nhơn 06/11/2019

Nguồn
TÂY CHU SỬ THOẠI
西周史话
Tác giả: Vương Vũ Tín 王宇信
Trung Quốc quốc tế quảng bá xuất bản xã, 2007


Previous Post Next Post