HỈ THẦN TRUYỀN THUYẾT
TỔ TIÊN HOẠ TƯỢNG
Từ đời
Tống trở về sau, Hỉ thần đa phần chỉ hoạ tượng tổ tiên. Sùng bái tổ tiên là sự
kết hợp giữa quan niệm hồn quỷ và quan niệm huyết duyên, cho nên tổ tiên cũng
xưng là Thần tổ, bài vị tổ tông cũng xưng là Thần chủ, di tượng tổ tông cũng
xưng là Hỉ thần. Trong tổ tông được sùng bái, đối với việc lập nghiệp của gia tộc,
sinh sôi phát triển có cống hiến đột xuất thì thuỷ tổ là chí tôn, thần cách tối
cao, được thờ phụng làm thần bảo hộ của gia tộc tính thị huyết thống. Con cháu
kiền thành thắp hương lễ bái, nhớ tới ân trạch cần cù khai phá của tiên nhân, cầu
mong sự bảo hộ tổ linh vĩnh hằng bất diệt. Cho nên tế tổ, bái tổ trở thành đại
sự của mọi người.
Du Minh
俞明 trong
Ngũ muội cựu mộng 五妹旧梦 có thuật lại thuyết vào năm mới tế bái Hỉ thần:
Nhập tứ dạ hậu, trạch tử lí đáo xứ phi hồng
quải thái, môn sảnh lí quải khởi tứ trản đại hồng đăng lung, hoàn hình sảnh thượng
quải trước kỉ trản tẩu mã đăng. Cung trác thượng thỉnh xuất Hỉ thần, Hỉ thần tựu
thị tổ tông thần thượng, chính trung nhất bức đại hồng hỉ tự, thị Hàm Phong đế
tứ cấp Bành Khải Phong đích ngự bút.
廿四夜后, 宅子里到处披红挂彩, 门厅里挂起四盏大红灯笼, 环形厅挂上著几盏走马灯. 供卓上请出喜神, 喜神就是祖宗神像, 正中一幅大红喜字, 是咸丰帝赐给彭启丰的御笔.
(Sau
đêm ngày 24, trong nhà khắp nơi treo lụa đỏ gấm màu, trong môn sảnh treo 4 chiếc
đèn lồng đỏ lớn, trong sảnh hình tròn treo mấy chiếc đèn tẩu mã. Trên bàn cúng,
thỉnh Hỉ thần ra, Hỉ thần chính là thần tượng tổ tông, chính giữa là bức chữ hỉ
lớn màu đỏ, là ngự bút của hoàng đế Hàm Phong tặng cho Bành Khải Phong)
Cuối đời
Thanh, Ngô Nghiên Nhân 吴研人 trong quyển Nhị
thập niên mục đổ chi quái hiện tượng 二十年目睹之怪现状, ở hồi thứ 79 “Luận
tang lễ thống biếm lậu tục, chúc minh thọ nhạ xuất kì đàm” 论丧礼痛砭陋俗祝冥寿惹出奇谈 đã miêu tả:
Đến ngày đầu chính nhật, thiết lập thọ đường, Bá Minh đích thân chỉ huy
đốc suất trần thiết thoả đáng, bèn nói với Nhã Cầm 雅琴: “Lúc này đây có thể thỉnh Hỉ thần lão bá mẫu ra.”
Nhã Cầm hỏi: “Hỉ thần nào?” Bá Minh đáp: “Chính là chân dung”. Nhã Cầm mới hỏi:
“Là như thế nào?” Bá Minh đáp: “Một người mất đi, dựa theo khuôn mặt của họ mà
vẽ một chân dung, đến năm mới thì treo lên để thờ, bái âm thọ này không thể thiếu
được.”
Dân
gian thời Minh Thanh cũng gọi tổ tông là Hỉ thần, thời trước nhà nhà đa phần
treo vào lúc Trừ tịch, dùng hương đăng quả phẩm trà để dâng cúng, đồng thời dẫn
người trong nhà đến bái, gọi là “bái Hỉ thần”. Cố Lộc 顾禄,
người Thanh trong quyển Thanh gia lục –
Chinh nguyệt – Quải Hỉ thần 清嘉录 - 正月 -
挂喜神 chép tập tục Tô Châu, nói rằng:
Mồng 1 tháng Giêng năm mới âm lịch, nhà nhà
đều treo hoạ tượng tổ tiên, trước thần vị tổ tiên thắp hương cúng bái, người
trong nhà theo thứ tự lớn nhỏ kiền thành tế bái, gọi là bái Hỉ thần.
Xuân tiết
tế tổ là sự lưu truyền việc sùng bái tổ tiên từ thời viễn cổ, cầu âm linh tổ
tiên phù hộ, giáng phúc cho mình, tự nhiên xem tổ tiên là Hỉ thần. Thái Vân 蔡云 người Thanh trong Ngô
Du bách tuyệt 吴歈百绝 cũng nói:
Hữu kỉ nhân gia quải Hỉ thần
Thông thông bái tiết sấn thanh thần
Đông phì niên sấu sinh phân biệt (1)
Thượng tập Cơ gia kiến Tí xuân
有几人家挂喜神
匆匆拜节趁清晨
冬肥年瘦生分别
尚袭姬家建子春
(Có mấy nhà treo tượng Hỉ thần
Vội vàng lễ bái nhân lúc sáng sớm
Có sự phân biệt coi trọng Đông chí mà coi nhẹ tiết
xuân
Theo tập tục nhà Chu
lấy tháng 11 kiến Tí làm đầu năm)
Ghi chép rõ tập tục chủ yếu lúc Đông chí là bái tiết,
kính thần, cũng cho thấy vị thần được kính đó là Tổ tiên Hỉ thần.
Tập tục
ở Thái Bình 太平 An
Huy 安徽, tổ tông không chỉ được cả tộc tế tự trong từ đường của
làng, mà còn được tế tự trong mỗi gia đình, ăn tết cùng con cháu. Ngày 24 tháng
Chạp, là ngày tổ tông “hạ giá” 下驾, mỗi nhà trước đó mấy
ngày phải dọn dẹp chính sảnh, lau chùi sạch sẽ, từ lầu gác cao nhất của cả nhà
thỉnh Tổ tông Hỉ thần ra, từng bức từng bức treo lên. Phục trang của Tổ tông Hỉ
thần, có từ mũ ô sa đai ngọc của triều Minh đến linh đới triều châu của triều
Thanh, lại còn có “yến vĩ phục”, mũ đại lễ thời Dân Quốc. Nơi chính sảnh treo hoa
đăng cung đình lụa đỏ, dưới trải thảm đỏ, bàn và ghế nhất loạt gắn màn đỏ, trên
án thắp đuốc đỏ, có mâm son, nhìn thấy lung linh mãn nhãn, hỉ khí tràn trề.
Chú của người
dịch
1- Tập tục vùng đất Ngô đa phần coi trọng Đông chí mà
coi nhẹ tiết xuân, Đông chí đến nhà nhà đều sắm sửa lễ vật dâng cúng rất hậu,
còn ngày tết thì ít hơn nên mới có câu “Đông phì niên sấu”.
Người
xưa lấy tháng có tiết Đông chí 冬至 (tháng 11 theo lịch nhà Hạ) làm tháng kiến Tí. Cơ gia 姬家chỉ triều Chu, lịch pháp triều Chu lấy tháng đó làm
tháng đầu của năm, cho nên có thể gọi tuế thủ của Chu lịch là “kiến Tí xuân”.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 04/11/2019
Nguồn
HỈ THẦN TRUYỀN THUYẾT – TỔ TIÊN HOẠ TƯỢNG
喜神传说 - 祖先画像
Trong quyển
ĐỒ THUYẾT HỈ VĂN HOÁ
图说喜文化
Tác giả: Ân Vĩ 殷伟,
Trình Kiến Cường 程建强
Bắc Kinh: Thanh Hoa đại học xuất bản xã, 2013
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật